Doanh nghiệp xuất khẩu tôm mong chờ “bệ đỡ”

Diendandoanhnghiep.vn Dù dự báo sẽ tăng từ quý II/2023, nhưng đến hết tháng 4, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn rất khó khăn, trông chờ những giải pháp hỗ trợ kịp thời, thiết thực từ Chính phủ và cơ quan.

>>>"Vua tôm", "nữ hoàng cá tra" và các doanh nghiệp thủy sản đang làm ăn ra sao?

Tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng trong quý I chỉ đạt 600 triệu USD, giảm đến 37% so với cùng kỳ.

đầu năm 2023, tồn kho xuất hiện ở cả nhà phân phối, nhà máy chế biến.

Những tháng đầu năm 2023, tồn kho xuất hiện ở cả nhà phân phối, nhà máy chế biến.

Mặc dù dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ tăng lên từ quý II/2023, nhưng đến hết tháng 4, xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 tháng đầu năm 2023, đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị giảm. Nguyên nhân là tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm, nhu cầu nhập khẩu thủy sản giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều.

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP, xuất khẩu thủy sản tháng 4/2023 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 810 triệu USD. Doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác. Tính đến hết tháng 4/2023, xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại thị trường Trung Quốc, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường này hồi phục chậm hơn so với dự đoán nên xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc cũng giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sụt giảm 37% so với cùng kỳ, đạt 435 triệu USD.

Tại thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đã giảm hơn 40%. Thị trường giảm nhu cầu, nhưng giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản tăng cao kỷ lục. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm thủy sản của Việt Nam rất khó cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador.

"Các nước đều có chính sách về giảm thuế nguyên, phụ liệu, thức ăn nuôi tôm. Họ sản xuất với giá thành thấp, nên nếu chúng ta không có giải pháp thì giá thành sản xuất tôm khó cạnh tranh", ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, đánh giá.

Đồng quan điểm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, đầu năm 2023, tồn kho xuất hiện ở cả nhà phân phối, nhà máy chế biến.

Theo đó, các kho hàng của các hệ thống phân phối chưa giải tỏa tốt ở dịp tiêu thụ lớn đầu năm mới. Họ cần bán để quay vòng vốn, dĩ nhiên phải là giá rất rẻ mới thu hút người tiêu dùng trong hoàn cảnh đồng tiền bị mất giá do lạm phát, suy thoái.

“Các cường quốc tôm có thể nuôi ở Nam bán cầu, như Ecuador, Indonesia, bắt đầu thu hoạch tôm, vì thời tiết ở đây tương phản Bắc bán cầu, tháng 10 họ có thể thả giống nuôi vì vào Xuân. Tình hình trên, lại dội chợ, tôm Indonesia đang chào bán, tính ra giá tôm nguyên con thương phẩm chỉ ở mức 100.000 đồng/kg cho cỡ 30 con”, ông Hồ Quốc Lực chia sẻ.

>>>Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc "gặp khó" vì thuế hạn ngạch

Theo báo cáo của Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, năm 2023 lạm phát sẽ tiếp tục là một thách thức đối với ngành thủy sản trong bối cảnh hàng tồn kho còn lại luân chuyển chậm.

các doanh nghiệp tôm đứng trước bài toán hơn chục năm trước doanh nghiệp cá gặp phải, như hàng tồn kho, nợ ngân hàng và nhất là sức tiêu thụ thấp, giá thị trường đang ở đáy.

Các doanh nghiệp tôm đứng trước bài toán như hàng tồn kho, nợ ngân hàng và nhất là sức tiêu thụ thấp, giá thị trường đang ở đáy.

Mặc dù các sự kiện lớn mang tính mùa vụ đang đến, nhưng những sự kiện này sẽ không làm giảm lượng hàng tồn kho đang ở mức cao. SSI dự báo hàng tồn kho sẽ được xử lý hoàn toàn trong quý 3/2023, với các đơn đặt hàng bắt đầu nhận được vào thời điểm này. Tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành thủy sản sẽ giảm vào năm 2023. Với lãi suất dự kiến sẽ ở mức cao trong cả năm, chi phí tài chính tăng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt là đối với những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao. Nhìn chung, các chuyên gia SSI dự báo các công ty sẽ công bố mức tăng trưởng lợi nhuận âm trong năm 2023. 

Chủ tịch Sao Ta nhận định, bây giờ các doanh nghiệp tôm đứng trước bài toán hơn chục năm trước doanh nghiệp cá gặp phải, như hàng tồn kho, nợ ngân hàng và nhất là sức tiêu thụ thấp, giá thị trường đang ở đáy.

Theo ông Lực, các doanh nhân tôm đang tất bật hơn bao giờ hết, chen chân các hội chợ thủy sản lớn trên thế giới, tìm cơ hội kinh doanh, dù nhỏ nhất.

"Sách lược cạnh tranh không chỉ chăm lo giảm giá thành, mà còn phải tập trung đáp ứng đòi hỏi xu thế người tiêu dùng, còn nỗ lực tạo ra những mặt hàng mới ngon thơm hơn, phối chế tiện ích hơn… Và hơn tất cả, về lâu dài, trông chờ vào tầm nhìn và chiến lược và trước mắt trông chờ những giải pháp hỗ trợ kịp thời, thiết thực từ Chính phủ và cơ quan liên quan. Riêng các mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm nên chung tay, chia sẻ ngọt bùi và hết lòng nỗ lực vượt qua thử thách khắc nghiệt này”, ông Hồ Quốc Lực chia sẻ. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp xuất khẩu tôm mong chờ “bệ đỡ” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711638075 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711638075 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10