Doanh nghiệp lo lắng vi phạm quy định “trộn lẫn nguyên liệu thuỷ sản"

THY HẰNG 01/05/2024 15:08

Quy định “không trộn lẫn nguyên liệu” trong Nghị định 37 khiến doanh nghiệp lo ngại, do đó đề nghị làm rõ khái niệm "trộn lẫn nguyên liệu" nếu không thì doanh nghiệp không tránh được vi phạm.

>>>Doanh nghiệp hải sản lo lắng mất nguồn cung hàng vì thủ tục phức tạp

Việt Nam đang trong giai đoạn nước rút để khắc phục “thẻ vàng” thuỷ sản IUU. Dự kiến, tháng 5 này, Đoàn thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam thanh tra lần thứ 5 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quyết định (IUU), trước khi EU bầu cử.

Doanh nghiệp cho biết có những lô hàng xiên que thủy sản xuất khẩu sang EU. Ở mỗi cái xiên que phải dùng nhiều loại cá khác nhau, miếng này là cá cờ kiếm, miếng kia là cá đũa …

Doanh nghiệp cho biết có những lô hàng xiên que xuất khẩu, mỗi xiên phải dùng nhiều loại cá khác nhau, miếng này là cá cờ kiếm, miếng kia là cá đũa …

Nếu không làm được, Việt Nam có thể phải mất vài năm nữa mới có cơ hội, thậm chí có nguy cơ bị phạt "thẻ đỏ" chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định, hạn chế xuất khẩu thủy sản vào các thị trường quan trọng. Vì thế, nhiệm vụ gỡ "thẻ vàng" IUU đang cấp thiết hơn bao giờ hết và cần dồn sức thực hiện.

Thực hiện quyết tâm này, sau hàng loạt những cải cách, thay đổi được thực hiện trong gần 7 năm qua, Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 19/5/2024, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Đồng thời, ngày 5/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Hai Nghị định mới này được Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định pháp luật để phù hợp hơn và đáp ứng những yêu cầu khuyến nghị của Ủy ban châu Âu qua lần thanh tra thứ 4. Nội dung của hai nghị định nêu trên có nhiều điểm mới, trong đó có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về thủy sản của các doanh nghiệp thủy sản. Tuy nhiên, cũng còn một số bất cập trong quy định mới về thuỷ hải sản khai thác xuất khẩu khiến doanh nghiệp băn khoăn.

Theo đó, điều 70b, mục 6, điểm c của Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định “không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô xuất khẩu”. Trong khi đó, Nghị định 38/2024/NĐ-CP chỉ đề cập đến việc xử phạt hành vi trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước nhưng không đề cập đến cụm từ “cùng một lô hàng xuất khẩu”.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), quy định này đang gây hoang mang cho doanh nghiệp vì không biết khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” trong cùng một lô hàng được hiểu như thế nào mới đúng?

Vì Nghị định 37, Nghị định 38 và cả ở Luật Thuỷ sản hiện hành cũng không có định nghĩa cụ thể về hành vi “trộn lẫn nguyên liệu”. Thực tế, đối với doanh nghiệp hải sản việc sản xuất ra thành phẩm của một lô hàng có nguyên liệu từ nhiều loài, nhiều mặt hàng, từ các nguồn khác nhau như khai thác và nhập khẩu là hoàn toàn bình thường, miễn sao doanh nghiệp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, có đầy đủ các giấy SC, CC…

>>Cơ hội cuối gỡ "thẻ vàng" IUU

Thậm chí, đặc thù nhiều doanh nghiệp hải sản làm hàng phối trộn hoặc những sản phẩm giá trị gia tăng điển hình như hải sản xiên que bao gồm nguyên liệu từ cá ngừ, cá dũa...có loài xuất xứ từ khai thác trong nước, có loài từ nguồn nhập khẩu, mặc dù truy xuất được từng loại nguyên liệu nhưng quy định “không trộn lẫn nguyên liệu” trong Nghị định 37 khiến doanh nghiệp lo ngại.

khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” trong cùng một lô hàng khiến doanh nghiệp hoang mang.

Khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” trong cùng một lô hàng khiến doanh nghiệp hoang mang.

“Công ty có những lô hàng xiên que thủy sản xuất khẩu sang EU. Ở mỗi cái xiên que phải dùng nhiều loại cá khác nhau, miếng này là cá cờ kiếm, miếng kia là cá đũa … Để có đủ các loại cá như vậy cho một lô hàng xiên que xuất khẩu, nhiều khi công ty phải sử dụng cả nguồn cá khai thác trong nước và nguồn cá khai thác nhập khẩu. Trong khi đó, dù là nguyên liệu khai thác trong nước hay nguyên liệu nhập khẩu, cũng đều có đầy đủ hồ sơ chứng minh không vi phạm quy định về IUU”, đại diện Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định nêu dẫn chứng.

Một số doanh nghiệp cũng băn khoăn với khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu”, vì hầu hết doanh nghiệp đều xuất thủy sản “thành phẩm” chứ không phải thủy sản “nguyên liệu”.  

Hơn nữa, các doanh nghiệp cho rằng, khuyến nghị của EU là “không được gian lận tráo đổi nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu khai thác trong nước”, chứ không phải là cấm trộn lẫn nguyên liệu. Do vậy, doanh nghiệp đề nghị cần làm rõ khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” trong điều 70b, mục 6, điểm c của Nghị định 37 này, nếu không thì doanh nghiệp không tránh được vi phạm.

Ngoài ra, liên quan đến trách nhiệm kê khai/khai báo của doanh nghiệp được đề cập trong Nghị định 37, các doanh nghiệp cũng kiến nghị việc thực thi thủ tục kê khai cần được đơn giản hóa bằng một phần mềm để giảm bớt thời gian và công sức cho doanh nghiệp trong việc này.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp hải sản lo lắng mất nguồn cung hàng vì thủ tục phức tạp

    02:00, 30/04/2024

  • Cơ hội cuối gỡ "thẻ vàng" IUU

    15:22, 21/04/2024

  • Gỡ “thẻ vàng” IUU: Áp lực lớn cho ngành thuỷ sản Việt Nam

    03:30, 30/03/2024

  • "Chạy đua" với hạn chót gỡ “thẻ vàng” IUU

    03:30, 07/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp lo lắng vi phạm quy định “trộn lẫn nguyên liệu thuỷ sản"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO