Doanh nhân có đạo đức, xã hội mới thiện hòa

NGUYỄN VIỆT 12/09/2022 00:27

Doanh nhân ngày nay là “đầu máy”, là động lực làm nên tốc độ phát triển của nền kinh tế, doanh nhân giàu có thì mới mong xã hội thịnh vượng.

>>“Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình

"Doanh nhân tiến bộ thì mới mong xã hội văn minh, doanh nhân có đạo đức thì mới mong xã hội thiện hòa",  TS. Lê Hoàng Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM nhấn mạnh về đạo đức làm người là nền tảng của đạo đức kinh doanh.

Ông Lê Hoàng Dũng - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Ông Lê Hoàng Dũng - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Cẩm Nương

Chia sẻ về việc doanh nhân ngày nay có thể học được gì từ tư tưởng kinh doanh của cụ Lương Văn Can, TS. Lê Hoàng Dũng cho rằng trong sự phát triển của doanh nhân và nền kinh tế, mặc dù tư tưởng kinh doanh của cụ Lương Văn Can thể hiện trong các trước tác và cả trong những hoạt động thực tiễn kéo dài gần 30 năm đầu thế kỷ XX, nhưng vẫn luôn là kim chỉ nam soi đường cho doanh nhân ngày nay.

Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu công phu mới có thể thấu hiểu và diễn giải đầy đủ. Theo những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện, doanh nhân thời đại mới có thể học hỏi tư tưởng kinh doanh của Lương Văn Can trên ba phương diện.

Về "thương đức" tức là đạo đức kinh doanh, Lương Văn Can nhấn mạnh giá trị đạo đức trong kinh doanh, xây chữ đức trong đạo kinh doanh: kinh doanh phải có "tâm" và có "đạo". Đó là cái "tâm" trung thực và cái "đạo" công bằng.

Người kinh doanh phải biết cần kiệm, tận tụy với nghề, sử dụng của cải, tiền bạc sao cho có ích, đúng nơi, đúng lúc. Doanh nhân ngày nay phải vượt khỏi tầm vóc "con buôn" thời trước, tự nhận về mình trách nhiệm đối với sự phát triển xã hội và vận mệnh đất nước.

Về "thương học" tức là khoa học kinh doanh, Lương Văn Can xác định vị trí của kinh doanh như là một bộ phận trong chiến lược lớn thuộc đại cuộc quốc gia, dân tộc, để quan tâm nghiên cứu, phát triển nó theo cách vừa mang ý nghĩa giá trị thiết thực đối với sự nghiệp giải phóng đất nước lúc đương thời, cũng như đối với mục tiêu dân giàu nước mạnh về lâu dài. 

>>Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Cụ thể hoá Nghị quyết 09 bằng nhiều sáng kiến

>>Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đốt ngọn lửa nhỏ để tạo ra ánh lửa hồng!

>>Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch

>>Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

Về "thương tài" (tài năng, năng lực kinh doanh), Lương Văn Can khuyến cáo người kinh doanh muốn thành công cần phải có tài năng, năng lực kinh doanh thật sự, chứ không thể "được chăng hay chớ". Bởi vì ngày nay, tổ chức buôn bán đã mang tính chuyên môn hóa, người kinh doanh phải tự nâng tầm chứ không thể “lơ mơ” về phương tiện và cách thức hoạt động kinh doanh.

Vẫn theo TS. Lê Hoàng Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập, những tư tưởng kinh doanh của Lương Văn Can vẫn còn giá trị soi đường cho các thế hệ hôm nay, cả đối với những người khởi nghiệp kinh doanh và những người kinh doanh thành đạt.

Bởi trong kỷ nguyên của nền kinh tế dịch vụ, kỷ nguyên thông tin và xã hội tri thức của thế kỷ XXI này, bên cạnh thông tin, tri thức và những yếu tố khác làm nên dân giàu nước mạnh, Việt Nam vẫn cần phải gia cố phần nền móng là giáo dục. Và trong nền móng giáo dục ấy, rất cần những vật liệu là các di sản văn hóa có giá trị lâu dài như sự nghiệp và tư tưởng của các nhà cách mạng Duy Tân.

“Đối với doanh nhân, tạo ra sản phẩm tốt đúng là một cách để phụng sự xã hội. Tuy nhiên, phụng sự xã hội đâu phải chỉ là chế tạo sản phẩm, cung ứng hàng hóa. Để phụng sự xã hội tốt hơn nữa, thiết tưởng doanh nhân còn phải có tâm thế đồng hành, đồng tiến cùng xã hội, để luôn cầu thị, tự nâng tầm tri thức kinh doanh, văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh”, TS. Lê Hoàng Dũng bày tỏ.

Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022.

Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình

    00:36, 10/09/2022

  • Tuần lễ ẩm thực và văn hóa Đức tại Việt Nam

    00:00, 10/09/2022

  • Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Cụ thể hoá Nghị quyết 09 bằng nhiều sáng kiến

    19:25, 09/09/2022

  • Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu

    00:11, 08/09/2022

  • Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch

    00:09, 07/09/2022

  • Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

    01:03, 03/09/2022

  • Nền tảng văn hóa tạo dựng doanh nghiệp kiên cường

    01:37, 21/08/2022

  • PNJ “vượt bão” bằng nền tảng văn hoá

    02:36, 19/08/2022

  • “Gen” văn hoá “giải mã” doanh nghiệp

    03:15, 18/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nhân có đạo đức, xã hội mới thiện hòa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO