Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn: "Một cảng hàng không – Một nhà khai thác"

Diendandoanhnghiep.vn Đó là ý kiến của Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch IPPG tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội về dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Được mời tham dự  buổi họp của Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, liên quan đến dự án Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành. Với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã nêu một số ý kiến liên quan đến việc đầu tư và khai thác Cảng HKQT Long Thành. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của Nhà nước đối với Cảng hàng không này.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nêu ý kiến tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội ngày 14/10.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nêu ý kiến tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội ngày 14/10.

Ông Hạnh Nguyễn cho biết, ngoài việc có ảnh hưởng  trực tiếp đến sự phát triển của ngành hàng không, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của quốc gia, Cảng HKQT Long Thành còn có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống an ninh quốc phòng của Việt Nam.

Theo quy hoạch, sẽ có 1.050ha là đất quốc phòng căn cứ dự bị chiến lược của lực lượng phòng không, không quân trong công tác bảo vệ đất liền, vùng trời và biển đảo phía Nam của tổ quốc.

Ông Hạnh Nguyễn cũng nêu dẫn chứng, ở một số nước có cảng hàng không có quy mô tương tự như Long Thành, đa phần vẫn do Chính Phủ hoặc các Tổng công ty nhà nước đầu tư và vận hành như : Cảng HKQT Changi (Singapore); Cảng HKQT Incheon (Hàn Quốc); Cảng HKQT Charles de Gaulle (Pháp); Cảng HKQT Frankfurt (Đức); Cảng HKQT Suvarnabhumi…

Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đồng thời, cũng theo khuyến cáo của các tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn, một cảng hàng không có tầm vóc quan trọng của một quốc gia cần được đầu tư, vận hành và khai thác theo cơ chế “Một cảng hàng không – Một nhà khai thác”.

 “Đối với Cảng HKQT Long Thành, thời gian đầu tư của cả 3 giai đoạn lên đến 20 – 30 năm. Chỉ khi chọn được một đơn vị có tầm nhìn chiến lược và gắn lợi ích lâu dài của doanh nghiệp với sự phát triển cảng hàng không và của đất nước, mới có thể đảm bảo tất cả giai đoạn đầu tư tiếp theo được thực hiện đồng bộ, tập trung, tránh các xung đột lợi ích”, ông Hạnh Nguyễn phân tích.

Mặc dù chủ trương xã hội hóa, tư nhân hóa cảng hàng không tại các nước trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc xã hội hóa các công trình cảng hàng không phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu, định hướng của Chính phủ về quốc phòng, an ninh cũng như yêu cầu ổn định cơ sở hạ tầng.

Từ thực tế ở các nước và những nhận định trên, ông Hạnh Nguyễn cho rằng, Chính phủ, Nhà nước vẫn cần nắm giữ vai trò chủ đạo tại Cảng HKQT Long Thành. Thông qua Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đơn vị có hơn 95% vốn nhà nước là chủ dự án, Chính phủ vẫn có thể quản lý, điều hành và đưa ra những chiến lược, quyết sách ưu tiên cho các lợi ích về kinh tế - xã hội – an ninh, quốc phòng, chứ không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh doanh thương mại thuần túy.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn: "Một cảng hàng không – Một nhà khai thác" tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714116868 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714116868 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10