Là CEO, Aleksandr Volodarsky chịu trách nhiệm về startup Lemon.io của mình. Thế nhưng vị CEO 36 tuổi này thậm chí còn phải gánh trọng trách nặng hơn, đó là vận hành công ty trong thời chiến.
>>Lời khuyên từ CEO giúp sự nghiệp của bạn không bị 'tụt dốc'
Lemon.io là một sàn việc làm freelance về mảng phát triển phần mềm. Khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2, anh không cho 60 nhân viên của mình nghỉ việc. Thay vào đó, anh thông báo rằng họ vẫn sẽ được nhận lương hằng tháng, bất kể họ được điều động hoặc tự nguyện chiến đấu. Lý giải về quyết định này, anh nói rằng nếu họ vừa trải qua chiến tranh vừa lo về thu nhập, thì sự căng thẳng, lo âu sẽ tăng gấp đôi.
Volodarsky chấp nhận vận hành startup trong thời chiến, và đây là những bài học anh nhận được.
1. Những câu hỏi “không có câu trả lời thỏa đáng”
Khi chiến tranh đến, Volodarsky phải đối mặt với rất nhiều bài toán nan giải.
Một trong số đó là vấn đề nhân sự. Chẳng hạn người làm vị trí giám đốc marketing của công ty đang ra tiền tuyến. Khi đó Volodarsky phải cân nhắc xem nên giữ lại vị trí này, hay tuyển thêm một người mới. Cái đầu tiên thì tốt cho công ty về lâu về dài, vì dù sao người cũ cũng hiểu công ty rõ hơn. Nhưng cái sau lại tốt cho hiện tại, vì công ty không thể khuyết vị trí này.
Hoặc chẳng hạn anh phải cân nhắc thử xem có nên tuyển nam giới hay không, vì chính phủ có thể ra lệnh tổng động viên bất kỳ lúc nào.
Anh chia sẻ rằng trong thời điểm đó, sa thải một người là một điều khá vô đạo đức. Thế nhưng mặt khác, giữ lại 60 người là một trách nhiệm quá lớn. Hiện tại anh vẫn đang “đấu tranh” để đưa ra quyết định sáng suốt, thế nhưng anh muốn giữ lời hứa với tất cả nhân viên.
2. Đón đầu tình hình
Ngoài việc không sa thải nhân viên, anh còn quyết định ứng trước 2 tháng lương bằng tiền mặt. Theo anh, khi càng gần với chiến tranh, mọi người sẽ càng lo lắng hơn. Vì vậy anh muốn làm một chút gì đó để mọi người cảm thấy ít nhất vẫn còn chỗ dựa, còn trả bằng tiền mặt để tránh trường hợp hệ thống ngân hàng gặp sự cố.
Và quả đúng thật như vậy. Ngay ngày xung đột bắt đầu nổ ra, ngân hàng trung ương Ukraine tạm ngừng chuyển tiền điện tử. Các cây ATM khắp mọi nơi trên đất nước cũng hết tiền mặt. Nhiều người phải xếp hàng hàng giờ liền để rút được chỉ 33 USD một lần rút.
>>CEO ELSA với chiến lược "đi lùi một bước để tiến hai bước"
3. Ăn mừng chiến thắng
Xung đột khiến nhiều người phải sơ tán hoặc chuyển đi nơi khác. Nhiều người có kế hoạch riêng hoặc giúp đỡ gia đình. Vậy nên ban đầu Volodarsky muốn dẹp các kế hoạch của công ty qua một bên để mọi người có thể ổn định lại.
Tuy nhiên anh nhận ra rằng điều này không giúp ích gì được cho nhân viên. Thay vào đó, khi mọi thứ là một mớ hỗn loạn, thì việc đạt được thành tựu nào đó sẽ giúp các nhân viên cảm thấy như sống cuộc sống bình thường. Ít nhất là họ vẫn đạt được bước tiến gì đó, chứ không phải ngồi im đợi chiến tranh qua đi.
Vậy nên anh bắt đầu thúc đẩy đội nhóm của mình hoàn thành các mục tiêu được đặt ra trước đó, đó là giúp Lemon.io trở thành “nguồn thu nhập chính” của các kỹ sư phần mềm, cũng như các mục tiêu nhỏ hơn như cải thiện website và trải nghiệm người dùng.
Kết quả là họ đã đem đến nhiều việc làm cho các kỹ sư Ukraine, với con số ước tính đến cuối năm 2022, Lemon.io đem đến việc làm cho 1.000 kỹ sư.
Còn đối với những nhân viên, họ cảm thấy phấn khích vì những thành quả mà mình đạt được.
4. Cho đi
Volodarsky quyết định tặng hết lợi nhuận của công ty cho quân đội Ukraine. Điều này đồng thời tạo nên động lực cho chính anh và những người khác. Bởi vì ở thời điểm hiện tại, không phải người nào cũng có thể đóng góp cho quốc gia [Ukraine] đang đương đầu với chiến tranh. Thay vào đó họ cống hiến cho công ty, và công ty sẽ đóng góp lại cho đất nước.
Anh cho biết việc đóng góp lợi nhuận không hề “khó khăn” hay “anh hùng” như mọi người hay nghĩ. Và công ty của anh vẫn hoạt động tốt, không cần các nguồn góp vốn bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm