Doanh nhân với Cách mạng Tháng Tám

Diendandoanhnghiep.vn Thành công của Cách mạng Tháng Tám- ngoài vai trò lãnh đạo xuyên suốt của Đảng, không thể thiếu khí chất dân tộc của tầng lớp doanh nhân Việt Nam.

Đây là tấm gương sáng để các thế hệ doanh nhân ngày nay noi theo để góp phần đưa Việt Nam vươn ra khắp năm Châu.

Tất cả vì dân tộc giải phóng

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã nhanh chóng thắng lợi, trong thành quả vĩ đại này có đóng góp vật lực không nhỏ của tầng lớp doanh nhân. Một trong những tấm lòng vàng ấy là gia đình cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ.

 Gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cách mạng 5.147 lượng vàng.p/(Đoàn công thương tham gia “Tuần lễ vàng” tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội năm 1945. Ảnh: tư liệu)

Gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cách mạng 5.147 lượng vàng. (Đoàn công thương tham gia “Tuần lễ vàng” tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội năm 1945. Ảnh: tư liệu)

Ngày 14/11/1944, trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ đã được đồng chí Khuất Duy Tiến mời làm cơ sở bí mật cung cấp tài chính cho cách mạng. Trước năm 1945, doanh gia này đã ủng hộ cho cách mạng số tiền tương đương 200 cây vàng. Sau đó, gia đình cụ Trịnh Văn Bô tiếp tục ủng hộ cách mạng 5.147 lượng vàng, khoảng 2 triệu đồng trong bối cảnh ngân khố quốc gia chỉ còn 1,2 triệu tiền Đông Dương, khoản nợ ngắn hạn của Kho bạc Trung ương lên tới 564 triệu đồng.

Do vướng vào nghịch cảnh “một cổ hai tròng” từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai thác mỏ, chủ yếu phục vụ cho nền công nghiệp chính quốc.

Cả nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị và hoá chất nào. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một.

Cần thế hệ doanh nhân dân tộc

Bà Hoàng Thị Minh Hồ để lại câu nói có thể xem là triết lý kinh doanh: “Buôn bán 10 đồng thì chỉ giữ lại 6- 7 phần. Còn đâu thì giúp đỡ cho người nghèo để cộng đồng cùng phát triển”.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, quan điểm làm giàu của gia đình cụ Trịnh Văn Bô càng cho thấy tính đúng đắn. Ngày nay, doanh nhân, doanh nghiệp là “xương sống” của nền kinh tế. Để có một nền kinh tế bền vững, sự giàu có của doanh nhân phải dựa trên lợi ích dân tộc.

Nghiệp kinh doanh của cụ Trịnh Văn Bô cũng góp phần đặt nền móng bang giao, hội nhập, hợp tác và phát triển cho sau này. Trước năm 1945, gia đình cụ đã biết buôn bán với thương nhân Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản. Điều đó chứng minh rằng, khí chất con người Việt Nam hoàn toàn đủ sức bước ra sân chơi lớn và một lần nữa cho thấy mở cửa hội nhập mới là con đường thịnh vượng.

Lịch sử đến hiện tại, Việt Nam không hề hiếm doanh nhân yêu nước, khi Tổ quốc cần sẽ xuất hiện những yếu nhân kinh tế gánh vác trọng trách, chẳng hạn như Vingroup do doanh nhân Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch, đã hiện thực hóa giấc mơ sản xuất ô tô thương hiệu Việt, sản xuất máy thở trong cơn đại dịch COVID-19…

Doanh nhân dân tộc” là danh xưng cao quý, hợp quy luật. Nếu xem “thương trường là chiến trường” thì họ chính là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Dĩ nhiên, họ cần Chính phủ, các Bộ, ngành trang bị “vũ khí” là cơ chế, chính sách thông thoáng… để tiếp tục gánh vác trọng trách.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân với Cách mạng Tháng Tám tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711676938 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711676938 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10