Độc đáo du lịch cộng đồng từ các làng dân tộc thiểu số

MINH HUỆ 22/07/2023 02:00

Quảng Ninh là địa phương giàu tài nguyên du lịch. Ngoài bờ biển dài và những thắng cảnh nổi tiếng, còn có các làng dân tộc thiểu số đang có những bước chuyển mình trong phát triển du lịch cộng đồng.

>>>Quảng Ninh: Ấn tượng du lịch MICE

Đây là tiềm năng rất lớn để Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa vốn có, mà còn giúp người dân phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.  

Sắc màu du lịch Bình Liêu

Bản Cáu từ lâu đã trở thành điểm du lịch ấn tượng trong lòng mỗi du khách bởi những nét độc đáo vốn có của bản. Đây cũng là bản làng du khách không nên bỏ qua trong hành trình du lịch cộng động các làng dân tộc thiểu số Quảng Ninh.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp bà Trương Thanh Phương – Du khách Hải Phòng cho biết: Giữa trập trùng núi và mây, những ngôi nhà đất cổ còn sót lại tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) vẫn lưu giữ nét trầm mặc chứa đựng văn hóa độc đáo, riêng có của mình. Theo bà Phương, Bản Cáu  dưới sự bao bọc của mẹ thiên nhiên. Khi đến đây bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một màu xanh của ruộng đồng của núi đồi xen lẫn vào đó là những ngôi nhà nhỏ xinh của bản làng nơi đây tất cả những cảnh vật đó hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sắc màu và thơ mộng. Trong không gian mang đậm dấu ấn thời gian ấy là cuộc sống bình yên của những con người đã gắn bó cả đời mình với mảnh đất này.

Giữa trập trùng núi và mây, những ngôi nhà đất cổ còn sót lại tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) vẫn lưu giữ nét trầm mặcp/chứa đựng văn hóa độc đáo, riêng có của mình (ảnh báo Quảng Ninh)

Giữa trập trùng núi và mây, những ngôi nhà đất cổ còn sót lại tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) vẫn lưu giữ nét trầm mặc chứa đựng văn hóa độc đáo, riêng có của mình (ảnh báo Quảng Ninh)

Theo ông Nguyễn Trường Giang – Công ty PT Du lịch sinh thái TG, Hiện toàn thôn Bản Cáu có 11 hộ dân còn lưu giữ những ngôi nhà gạch đất. Thời gian qua đã có nhiều du khách đến đây tham quan, trải nghiệm ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm với nhiều ngôi nhà đất cổ.

Theo ông Giang, thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh từ trước tới nay là các sản phẩm du lịch biển, đảo, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, MICE… gắn với địa bàn vùng thấp, khu vực biển đảo là chủ yếu. Ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số những năm gần đây có một số điểm du lịch khởi sắc như ở Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Móng Cái… phục vụ nhu cầu trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống khác biệt, đặc sắc và phong cảnh tự nhiên nguyên sơ của vùng cao. Đây cũng là xu hướng mới, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng.

Theo ông Loan Thành Len - Chủ tịch UBND xã Lục Hồn, nhà gạch đất của người Tày ở Bình Liêu vẫn còn giữ được khá nguyên gốc những giá trị vốn có. Ở Bình Liêu, các bản làng người Tày tập trung dưới chân núi, ở các thung lũng. Họ thường chọn nơi đất bằng phẳng, cao ráo, gần nguồn nước, gần ruộng vườn để xây nhà. Kiến trúc nhà đặc trưng được làm hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên là cây, đất và đá. Móng nhà làm bằng đá lấy từ các bãi đá ở bờ sông. Gạch xây nhà lấy từ bùn ở ruộng. Toàn bộ xà, cột, đinh được lấy từ gỗ, tre, nứa ở trong rừng, hoặc nhà trồng được. Nhà đất được lợp bằng ngói âm dương - loại ngói được làm từ đất sét đỏ được nung trong 3 ngày đêm.

Không chỉ giữ những nếp nhà, người dân nơi đây luôn tự hào khi khoác lên mình trang phục truyền thống của dân tộc mình, nó chắt chiu những tinh hoa văn hóa trong từng đường nét họa tiết, thể hiện vẻ đẹp duyên dáng, kín đáo mà rất mực đằm thắm của người dân nơi đây. Nét đẹp văn hóa dân tộc còn được người dân gìn giữ qua những nghề thủ công truyền thống như rèn, chạm bạc, đan lát, may vá…

Độc đáo du lịch cộng đồng từ các làng dân tộc thiểu số

Độc đáo du lịch cộng đồng từ các làng dân tộc thiểu số

Theo đại diện huyện Bình Liêu: Thời gian qua địa phương đã triển khai song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Huyện khai thác các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Huyện xây dựng 7 nhóm sản phẩm theo chuyên đề, nổi bật là: Du lịch khám phá, trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc, trải nghiệm các lễ hội ngày hội truyền thống của dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ. Đồng thời xây dựng các bản làng văn hóa đặc trưng cho các dân tộc thiểu số, trở thành “bảo tàng sống” trải nghiệm văn hóa các dân tộc. 

Du lịch cộng đồng, hoạt động trải nghiệm văn hóa các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, thu hút được cộng đồng nhân dân tham gia hoạt động du lịch; các dịch vụ homestay được hình thành như Homstay A Dào, Sông Moóc House, Hoàng Sằn... Bình Liêu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch văn hóa các dân tộc của tỉnh; năm 2022 huyện đón gần 101.000 lượt du khách, doanh thu đạt 53 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 203 đón khoảng 54.100 lượt du khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 27 tỷ đồng.

Du lịch với chiều sâu văn hóa dân tộc

Là địa phương hội tụ hơn 20 dân tộc cùng chung sống, du lịch Quảng Ninh những năm gần đây không chỉ được biết đến là vùng đất của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mà còn được du khách trong và ngoài nước yêu thích bởi sự đặc sắc của văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số. Quảng Ninh đã và đang khai thác hiệu quả thế mạnh này để quảng bá rộng rãi vẻ đẹp của vùng đất, con người, đồng thời thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch, thu hút du khách trong những tháng cuối năm.

Quảng Ninh là địa phương giàu tài nguyên du lịch. Ngoài bờ biển dài và những thắng cảnh nổi tiếng còn có các các làng dân tộc thiểu số đang có những bước đi đầu tiên trong phát triển du lịch cộng đồng

Quảng Ninh là địa phương giàu tài nguyên du lịch. Ngoài bờ biển dài và những thắng cảnh nổi tiếng còn có các các làng dân tộc thiểu số đang có những bước đi đầu tiên trong phát triển du lịch cộng đồng

Ông Nguyễn Việt Phương – P. Giám đốc Công ty Vietrael Hải Phòng cho biết: Trước đây, nhắc đến du lịch Quảng Ninh, khách hàng của chúng tôi thường quan tâm đến các địa bàn trọng tâm vào một số thời điểm nhất định như du lịch tâm linh vào mùa xuân ở Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn… và đông nhất là du lịch biển vào mùa hè trên hầu khắp các địa phương ven biển như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái...

Thời gian gần đây, khi các địa phương miền núi bắt đầu tổ chức những hoạt động lễ hội và chú trọng khai thác các sản phẩm du lịch cảnh quan, homestay, du khách đã bắt đầu quan tâm hơn đến các tour du lịch khám phá, trải nghiệm vùng cao Quảng Ninh, đặc biệt là ở Bình Liêu vào dịp mùa thu và đông. Đây cũng là sự thành công của du lịch Quảng Ninh trong việc hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, hiệu quả quanh năm.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch giai đoạn 2023-2025, Quảng Ninh sẽ xây dựng thêm 9 điểm du lịch cộng đồng khác có giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương, đáp ứng tiêu chí về khả năng cung ứng, tính cộng đồng và giá trị bền vững. Giai đoạn sau năm 2025, tỉnh sẽ tập trung vào việc đánh giá và rà soát kết quả thực hiện các chính sách, điều chỉnh, cập nhật số lượng điểm phát triển du lịch cộng đồng còn lại theo điều kiện thực tế và cân đối nguồn ngân sách.

Cùng với các đề án bảo tồn văn hóa gắn với du lịch cộng đồng của tỉnh, các mô hình du lịch theo hướng gắn với văn hóa bản địa cũng đang được các địa phương, doanh nghiệp và người dân bắt đầu quan tâm khai thác.

Người dân thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu) bên nếp nhà truyền thống (ảnh báo Quảng Ninh)

Người dân thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu) bên nếp nhà truyền thống (ảnh báo Quảng Ninh)

Khai thác các tiềm năng, thế mạnh về văn hóa bản địa là hướng đi đúng đắn để phát triển du lịch bền vững. Thông qua đó, những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp từ lâu đời đều được bảo tồn nguyên vẹn và phát triển thành những sản phẩm du lịch “xanh”; gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế. Trải nghiệm du lịch văn hóa vùng cao chính là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện bức tranh tổng thể du lịch Quảng Ninh suốt 4 mùa, với thật nhiều gam màu ấn tượng khó phai.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Ấn tượng du lịch MICE

    Quảng Ninh: Ấn tượng du lịch MICE

    03:00, 20/07/2023

  • Điểm sáng trong đầu tư hạ tầng đô thị Quảng Ninh

    Điểm sáng trong đầu tư hạ tầng đô thị Quảng Ninh

    11:00, 18/07/2023

  • Quảng Ninh: Phát triển hạ tầng giao thông tạo liên kết vùng

    Quảng Ninh: Phát triển hạ tầng giao thông tạo liên kết vùng

    07:29, 19/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Độc đáo du lịch cộng đồng từ các làng dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO