Độc quyền sản xuất vàng miếng SJC làm “méo mó” thị trường

NGỌC ANH 11/06/2022 05:10

Theo nhiều chuyên gia, việc NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng SJC đã làm “méo mó” thị trường vàng, khiến giá vàng miếng SJC cao hơn quá nhiều so với các thương hiệu khác.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) đã thẳng thắn cho rằng thị trường vàng miếng trong nước đã và đang có nhiều điểm bất ổn khi có sự chênh lệch quá lớn giữa giá vàng ở Việt Nam

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) cho rằng thị trường vàng miếng trong nước đã và đang có nhiều điểm bất ổn.

>> Sẽ rà soát, đánh giá kỹ quy định quản lý thị trường vàng

“Nóng” cả nghị trường

Câu chuyện giá vàng miếng SJC chênh lệch quá lớn (có thời điểm lên tới gần 20 triệu đồng mỗi lượng) so với giá vàng thế giới quy đổi và các thương hiệu vàng miếng khác đã không chỉ làm người dân, nhà đầu tư thấy bức xúc, mà khiến nhiều đại biểu Quốc hội cũng thấy rất bất hợp lý.

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, tại phiên chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) đã thẳng thắn cho rằng thị trường vàng miếng trong nước đã và đang có nhiều điểm bất ổn khi có sự chênh lệch quá lớn giữa giá vàng ở Việt Nam và trên thế giới, cũng như giữa SJC với các thương hiệu khác. Điều này gây tâm lý bất an cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, sở dĩ giá vàng miếng SJC có chênh lệch lớn như vậy do từ năm 2014  trở lại đây, NHNN không nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. “NHNN đã có sẵn các phương án can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết. Tuy nhiên, người dân mua vàng miếng không nhiều, có số liệu bán ròng, tức là khi giá vàng cao thì mang đi bán, nên chưa cần tổ chức nhập khẩu, can thiệp giá”, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Tuy nhiên, câu trả lời của bà Nguyễn Thị Hồng chưa thỏa đáng, khiến nhiều đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp kinh doanh vàng và người dân vẫn còn nhiều trăn trở về những bất ổn của thị trường vàng. Đặc biệt nhiều người đặt dấu hỏi liệu có sự bắt tay, thao túng về giá vàng miếng SJC trên thị trường hiện nay hay không?

>> Có hay không sự thao túng giá vàng SJC?

Cơ chế quản lý đã lỗi thời

Theo nhiều chuyên gia, vàng miếng SJC có cùng trọng lượng, chất lượng như những loại vàng miếng khác, nhưng có giá "trên trời" là bất hợp lý. Sở dĩ giá vàng miếng SJC có chênh lệch quá lớn so với giá vàng quốc tế quy đổi và các loại thương hiệu khác chủ yếu do NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng. Cơ chế quản lý sản xuất vàng miếng thiếu tính thị trường này đã làm mất cân đối cung cầu, đặc biệt tạo nguồn cung vàng miếng SJC khan hiếm, đẩy giá loại vàng này lên mức cao một cách quá bất hợp lý, khiến nhiều người muốn sở hữu vàng miếng SJC cũng không dám mua vì “xót tiền” và sợ rủi ro. Trong khi các doanh nghiệp sợ rủi ro và thiếu nguồn hàng cân đối nên đành phải đẩy giá vàng miếng lên cao.

NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước mà độc quyền sản xuất vàng miếng SJC là không phù hợp.

NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước mà độc quyền sản xuất vàng miếng SJC là không phù hợp.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên về bản chất, “Nhà nước” theo quy định trên là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước, chứ không phải chủ thể kinh doanh. Ngay cả khi một số hoạt động kinh doanh buộc phải do Nhà nước chịu trách nhiệm, thì cũng phải do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện, chứ không phải cơ quan Nhà nước trực tiếp làm.

Trước những bất cập nói trên, Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, cần sớm sửa đổi, hoặc thay thế Nghị định 24/2021 theo hướng Chính phủ không nên giao NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng và cũng không nên sử dụng duy nhất một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền, mà nên cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện. Bởi vì theo Luật NHNN Việt Nam, Pháp lệnh quản lý ngoại hối…, thì NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước, chứ không phải là doanh nghiệp, nên việc giao NHNN sản xuất vàng miếng là không còn phù hợp vì vàng miếng cũng là hàng hóa. Hơn nữa, trên thế giới, không có NHTW nào đứng ra sản xuất vàng miếng.

Đã đến lúc cần thay đổi cơ chế quản lý sản xuất vàng miếng hiện hành theo hướng trao quyền sản xuất cho doanh nghiệp và cần có thêm một số thương hiệu vàng miếng để tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng trên thị trường, góp phần đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, người dân, tránh bất ổn như hiện nay.    

Có thể bạn quan tâm

  • Giá vàng thế giới khựng lại đà giảm, vàng SJC vẫn chênh lệch kỷ lục

    Giá vàng thế giới khựng lại đà giảm, vàng SJC vẫn chênh lệch kỷ lục

    04:50, 12/08/2021

  • Dự thảo hướng dẫn về quản lý kinh doanh vàng: Vẫn còn “khó” cho doanh nghiệp

    Dự thảo hướng dẫn về quản lý kinh doanh vàng: Vẫn còn “khó” cho doanh nghiệp

    11:48, 13/07/2021

  • Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chưa phù hợp với Luật doanh nghiệp 2014

    Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chưa phù hợp với Luật doanh nghiệp 2014

    05:00, 25/09/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Độc quyền sản xuất vàng miếng SJC làm “méo mó” thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO