Đổi mới tư duy: Yếu tố quyết định cải cách!

Sông Hàn 18/01/2020 07:48

Đổi mới tư duy là yếu tố quyết định đối với bước ngoặt của cải cách và tháo bỏ các nút thắt thể chế để cải cách chuyển đổi mạnh mẽ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019, triển khai công tác năm 2020 của Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thy Hằng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019, triển khai công tác năm 2020 của Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thy Hằng

“Ban Kinh tế Trung ương cùng các bộ, ban, ngành và Chính phủ cần đoàn kết cùng vượt khó, phối hợp tốt hơn nữa để đưa đất nước tiến lên”. - Đó là một trong những phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Ban Kinh tế Trung ương vào sáng 17/1 tại Hà Nội vừa qua.

Những năm qua, đặc biệt là năm 2019, chúng ta đạt được khá nhiều thành tựu trên tất cả các mặt, các lĩnh vực và kinh tế là một điểm sáng trong các thành tựu đó. Trong thành tựu đó, có sự đóng góp không nhỏ của Ban Kinh tế Trung ương.

Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành một khối lượng đề án lớn và một số đề án có tầm chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Điển hình như Nghị quyết về Định hướng Xây dựng chính sách phát triển Công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hoàn thiện, trình Bộ Chính trị Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” để ban hành Kết luận của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đến năm 2020;

Hoàn thành xây dựng Đề án “Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” và Đề án “Tổng kết 10 năm 2006 – 2016 việc thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng về phát triển kinh tế nhanh và bền vững”…

Có thể bạn quan tâm

  • Thay đổi tư duy kinh tế cho phát triển đột phá

    13:27, 17/01/2020

  • TP HCM đề xuất thí điểm mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế số

    14:25, 17/01/2020

  • Chiến dịch thúc đẩy cải cách từ Chính phủ

    03:37, 13/01/2020

  • Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020: Làn gió mới cho cải cách

    05:40, 13/01/2020

  • Sự hài lòng của doanh nghiệp là thước đo cải cách

    03:34, 12/01/2020

  • Tạo dư địa cải cách theo chiều sâu

    05:00, 11/01/2020

  • Cải cách thể chế về công tác cán bộ

    05:00, 09/01/2020

Ngoài triển khai các đề án được giao theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019, dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Bình, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức nghiên cứu một số nội dung phục vụ công tác tổng kết, tham mưu, đề xuất của Ban về một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội gắn với tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030..v..v.

Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề kinh tế - xã hội nói riêng, Thủ tướng nêu nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển hiện nay là thể chế, nút thắt về tư duy.  Sự “ì ạch” này  là những câu chuyện thật, những vấn đề thật. Với những vướng mắc còn tồn đọng đã nằm ở đâu, do ai quản lý, thể chế gì ràng buộc thì phải được đặt ra để giải quyết ngay từ bây giờ cho đến các năm sau.

Theo đó, cần có sự đột phá thể chế, tức là những thay đổi đủ lớn, đủ mạnh về thể chế để tháo bỏ được các nút thắt thể chế, tạo ra bước tiến nhảy vọt của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại.

Thực tế cho thấy, đổi mới tư duy là yếu tố quyết định đối với bước ngoặt của cải cách; và tháo bỏ các nút thắt thể chế để cải cách chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đổi mới tư duy. 

Với tầm quan trọng của Ban, rất nhiều vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra cho Ban kinh tế Trung ương. Ví như: Mô hình kinh tế nào có thể giúp chúng ta hạn chế và giảm thiểu các tiêu cực từ biến đổi khí hậu? Chúng ta đã có nhiều mô hình tốt nhất cho những vùng chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu như Tây Nam Bộ nhưng chưa phải là tất cả.

Hoặc, có mô hình nào mà chúng ta có thể áp dụng để tìm được động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của nước ta? Việt Nam có cần đặc khu kinh tế không? Chúng ta tiếp tục làm không?

Nói như Thủ tướng thì Ban Kinh tế Trung ương phải là cơ quan tiên phong trong đổi mới tư duy, dẫn dắt, định hướng cho sự phát triển của đất nước thông qua việc hiện thực hóa các đề xuất, kiến nghị của Ban thành nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Ban Bí thư. 

Chúng ta kỳ vọng, những gợi ý của Thủ tướng thực sự là định hướng tốt để cho Ban Kinh tế Trung ương kịp thời hoàn thiện hoạt động và phát huy hơn nữa vai trò của mình, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đổi mới tư duy: Yếu tố quyết định cải cách!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO