Đối phó với COVID-19: (Kỳ 1) Các quốc gia hỗ trợ ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Trước tác động của đại dịch COVID-19, các quốc gia đều đưa ra các gói hỗ trợ, kích thích nền kinh tế. Quy mô các gói hỗ trợ từ 10-12% GDP, tại Việt Nam, quy mô gói hỗ trợ có thể lên tới 8,5% GDP.

Tính đến nay, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới 210 quốc gia trên toàn thế giới và có tới hơn 5 triệu người nhiễm bệnh. COVID-19 có thể sánh với đại dịch hạch, dịch cúm,...trong lịch sử. 

Các gói hỗ trợ của các nước.

Trước những tác động to lớn này, hầu hết các quốc gia đều đưa ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với quy mô của các gói hỗ trợ là khác nhau.

“Ở Mỹ có gói 2.000 tỷ USD, Nhật đưa ra gói 1.800 tỷ USD, Đức đưa ra gói 10 tỷ Euro. Các gói cứu trợ này có quy mô khác nhau, có thể chiếm tới 10-12% GDP”, Giảng viên Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright phân tích.

Trên thực tế, đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề tới nền kinh tế Việt Nam mặc dù Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực trong chống dịch.

Theo đó, Việt Nam đã có 327 ca nhiễm và 278 ca hồi phục, 0 ca tử vong, 43 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. “Thành tích về chống dịch của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao. Chính thành công trong chốg dịch là một gói cứu trợ lớn, khổng lồ nhưng vô hình cho đời sống người dân. Vì không có gói hỗ trợ nào hơn thành quả từ biện pháp chống dịch thành công”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn khẳng định.

Tuy nhiên, những tác động của đại dịch COVID-19 đến doanh nghiệp và đời sống người dân là rất lớn.

Phân tích về tăng trưởng nền kinh tế quý I/2020, chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, tăng trưởng quý I chỉ đạt 3,82% là mức thấp của hầu hết các quý trong nhiều năm trở lại đây. “Nhưng, nếu so với nhiều nước thì con số này thành công hơn rất nhiều. Bởi so sánh, tăng trưởng của Trung Quốc suy giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, Hồng Kông sụt giảm gần 9%, Thái Lan tăng trưởng âm trong quý I...”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nói. 

Đồng thời cho rằng, con số 3,82% trong quý I/2020 của Việt Nam là mức khích lệ. Nhưng, vị chuyên gia cũng thẳng thắn: “Chúng ta không thể đạt được mức tăng trưởng mục tiêu 6,8% như đã đề ra. Do đó, Chính phủ đang điều chỉnh mục tiêu mới là 5%”.

Thực tế, dự báo của các tổ chức với mức tăng trưởng của Việt Nam cũng nằm ở mức 4,9% với dự báo của WB, IFC dự báo mức tăng trưởng 2,7%,... Dù mức dự báo đã được hạ nhưng là kết quả khích lệ đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia ASEAN tăng trưởng âm. 

Phân tích cụ thể vào mức tăng trưởng 3 khu vực, chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn chỉ rõ, quý I/2020, khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm trong khi công nghiệp là động lực chính tăng trưởng mức 5,1%, trong khi đó mức tăng trưởng năm 2019 cùng kỳ của khu vực này là trên 10%. Điều này kéo sự phát triển của khu vực công nghiệp và xây dựng đi xuống.

Cùng với đó, thương mại ảnh hưởng nghiêm trọng với vấn đề lưu trú, ăn uống...giảm 23,6% so với cùng kỳ. Đây là thách thức lớn với nền kinh tế. 

“Triển vọng tăng trưởng của ngành công nghiệp đang đi xuống với số lượng và quy mô các đơn hàng giảm trầm trọng. Phân tích tăng trưởng quý I và tháng 4 sẽ thấy “điểm rơi” lớn nhất là tháng 4, là tháng đáy, chịu tác động nặng nề. Nhiều khả năng tháng 5 thì vẫn sẽ bi quan”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nói. 

Cũng trong quý I, đầu tư FDI suy giảm 5,4%. Xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh. Khu vực doanh nghiệp cũng chứng kiến con số bi quan, số doanh nghiệp thành lập mới là 4,4%. Tuy nhiên, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tốt. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng lớn mức 26%.

Khẳng định hầu hết các nước trên thế giới đều có chính sách hỗ trợ như tăng cường quyền lợi cho doanh nghiệp và người dân, chính sách hỗ tợ tiền, gói chính sách hỗ trợ lao động, tiền lương thuế khoán, chính sách tài khóa có thuế TNDN, ...trong đó trọng tâm vào thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việt Nam cũng vậy, có nhiều gói hỗ trợ đã được đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo tinh thần Chỉ thị 11, nhiều giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn đã được đưa ra. Ví dụ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí...tức gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng của NHNN. Bộ Tài chính cũng đưa ra chính sách thuế và chi ngân sách gói 30.000 tỷ đồng, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất quy mô 180.000 tỷ đồng... Bên cạnh đó có các chính sách tạm dừng đóng BHXH, xem xét thời gian đóng phí công đoàn.

Cùng với Chỉ thị 11, Chính phủ có Nghị quyết 42 với gói hỗ trợ 62.000 tỷ hỗ trợ tiền trực tiếp cho người dân. Đây là chính sách chưa từng có tiền lệ với 7 nhóm đối tượng được hỗ trợ.

Đặc biệt, theo tính toán của vị chuyên gia, rất có thể các gói hỗ trợ này chưa dừng lại. “Quy mô của các gói hỗ trợ với quy mô nền kinh tế có thể tăng lên trong thời gian tới. Ở Việt Nam, quy mô gói hỗ trợ có thể lên tới 8,5% GDP”, chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn cho biết.

Kỳ II: Chính phủ Việt Nam lấy tiền từ đâu?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đối phó với COVID-19: (Kỳ 1) Các quốc gia hỗ trợ ra sao? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711698047 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711698047 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10