TP Hồ Chí Minh cần có những chính sách kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; đồng thời vực dậy nền kinh tế sau những thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 gây ra.
Trong quý 1/2020, tổng sản phẩm trên địa bàn TP. HCM (GRDP) đạt 335.682 tỷ đồng, chỉ tăng 0,42% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, TP. HCM có hơn 1.350 doanh nghiệp giải thể, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước....
Trước những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM đang gặp phải, ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) đề xuất, Thành phố cần nhanh chóng ổn định thị trường, mở rộng thị trường mới, triển khai nhanh các dự án đầu tư công, đẩy mạnh Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp hình thành các chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Thành phố nên có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực hiệu quả hơn. Ngoài ra, Thành phố cần đánh giá thực trạng của DNNVV về mức độ thiệt hại để đưa ra các giải pháp tái cấu trúc lại nhóm doanh nghiệp này dựa trên tái cấu trúc theo chuỗi.
TS.Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM đề xuất, ngoài 4 nhóm giải pháp mà Chính phủ triển khai hiện nay, Thành phố cần bổ sung thêm các chính sách về an sinh xã hội để kích thích tổng cầu. Đồng thời, xem lại toàn bộ gói hỗ trợ 162.000 tỷ đồng; gói 300.000 tỷ đồng của ngân hàng, trong đó thành phố cần ngồi lại với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại để khoanh nợ vay cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Thành phố nên tập trung hỗ trợ những doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi lưu thông dễ đỗ vỡ như: du lịch, vận tải, ẩm thực, giải trí… và những DNNVV.
Ngoài ra, Thành phố cần xây dựng chương trình phục hồi hậu COVID-19 gắn với phục hồi, tái cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu thị trường, trong đó lồng ghép với kế hoạch 5 năm tới.
Có thể bạn quan tâm
11:24, 05/05/2020
06:00, 24/04/2020
15:11, 04/04/2020
04:49, 27/02/2020