Với quỹ đất khủng, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) được dự báo sẽ là tâm điểm tới đây trên thị trường chứng khoán.
Lĩnh vực kinh doanh chính của VCG là xây lắp công trình, kinh doanh bất động sản (BĐS), tư vấn thiết kế và sản xuất công nghiệp...
Lợi thế đặc biệt của VCG
VCG được xem như một trong những “ông Tổng” được Nhà nước thoái vốn một cách chóng vánh và ngoạn mục. Yếu tố làm cho quá trình tư nhân hóa của VCG diễn ra nhanh chóng, theo giới chuyên môn, là do doanh nghiệp này sở hữu lợi thế đặc biệt- quỹ đất khủng và không thua kém nhiều các đại gia địa ốc đầu ngành.
Có thể bạn quan tâm
16:23, 15/11/2018
04:32, 11/11/2018
12:30, 22/10/2018
14:30, 17/04/2018
06:01, 10/12/2017
12:45, 07/12/2017
Cụ thể, nếu không tính dự án lên tới 264 ha đất Hoài Đức Hà Tây- dự án khu đô thị Bắc An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) do Cty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh- An Khánh JVC, làm Chủ đầu tư (An Khánh JVC có vốn điều lệ 680 tỷ đồng, một liên doanh do Vinaconex và Posco E&C thành lập với tỷ lệ 50:50, nhưng sau đó Posco E&C đã chuyển nhượng lại cổ phần cho CTCP Địa ốc Phú Long. Hiện liên doanh đầu tư này đang song hành Phú Long và Vinaconex), thì VCG đang sở hữu khoảng 132 nghìn m2 đất được giao và và hơn 3 triệu m2 đất thuê.
636 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế năm 2018 của VCG, giảm tới 61% so với năm 2017.
Trong đó, đất thuê lại gồm có cả đất làm văn phòng, thương mại, đất khu công nghiệp. Nếu loại trừ đất thuê, thì rõ ràng tài sản lớn nhất của VCG vẫn là đất được giao.
"So kè" cùng các đại gia
Diện tích đất lõi của VCG, theo thống kê sơ bộ, có thể “so kè” với quỹ đất BĐS dân cư mà các đại gia BĐS, như Novaland, Vinhomes.... nắm giữ.
Công bố từ chính Novaland giữa năm 2018 cho biết, doanh nghiệp này sở hữu 9,8 triệu m2 đất. Tuy nhiên đến cuối năm 2018, con số được công bố lần nữa lên tới hơn 2.600 ha.
Chỉ tính các dự án Vinhomes đã và đang phát triển, diện tích đất đã lên tới hơn 16.000 ha. Hẳn nhiên, diện tích này chưa bao gồm mô hình quy hoạch các khu đô thị Vincity với quy mô thường lên đến hàng trăm ha và nhiều khu đô thị chưa công bố.
Với 132 nghìn m2 đất được giao, diện tích không nhỏ so với những chủ đầu tư đình đám của thị trường, VCG đang nắm giữ những lợi thế để phát triển vượt bậc và trở thành 1 chủ đầu tư lớn thay vì là nhà xây dựng hàng chục năm nay.
Chuyển hướng đầu tư dự án
Ông Đào Ngọc Thanh, Tân Chủ tịch HĐQT VCG và ông Nguyễn Xuân Đông, TGĐ, thành viên HĐQT VCG -2 cổ đông đại diện đến từ nhóm An Quý Hưng đã chia sẻ tại ĐHCĐ gần nhất là quỹ đất "khủng" của VCG rất tiềm năng, các cổ đông mới của Tcty đã đặt tham vọng phát triển BĐS của VCG lên tầm cao mới, mà trước đó Tcty này chưa làm được do cơ chế không phát huy hết.
Đường đi phía trước để trở thành chủ đầu tư thay cho xây dựng có thể nói đã khai lộ. Bản thân VCG, trong lịch sử kinh doanh của mình, cũng không có nhiều đột phá nếu chỉ dựa vào xây dựng.
Báo cáo tài chính quý IV/2018 của VCG là môt ví dụ khá sống động để mô tả tình huống nếu chỉ dựa vào xây dựng, doanh thu không từ đất sẽ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Theo đó trong quý IV/2018, khi doanh thu hoạt động tài chính không còn “khủng” như quý IV/2017, việc phụ thuộc nguồn thu lõi xây dựng khiến VCG chỉ lãi sau thuế 268 tỷ đồng, giảm 73%. Được biết cơ cấu doanh thu của VCG chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp, chiếm 61%; BĐS chiếm 18%, sản xuất công nghiệp chiếm 12%, còn lại là doanh thu khác. Do đó, lũy kế năm 2018, VCG đạt doanh thu thuần 9.721 tỷ đồng, giảm 10%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 636 tỷ đồng, giảm tới 61% so với năm 2017.
Cần lưu ý rằng, nếu so sánh biên lợi nhuận gộp của mảng xây dựng tại VCG với biên lợi nhuận gộp ngành BĐS nói chung ở 2018, sẽ càng thấy rõ mức chênh lệch là “một trời một vực”. Theo thống kê của Cty chứng khoán CTS, BĐS đạt biên gộp (các doanh nghiệp vốn hóa lớn) ở 2018 tới 29% và thậm chí tăng trưởng so với cùng kỳ tới 65%.
Với tỷ lệ biên lợi nhuận gộp cao, ngành BĐS đang ăn nên làm ra, cải thiện hoạt động sau khủng hoảng ở chu kỳ trước. Có đất mà không phát huy, VCG trong tay các cổ đông mới chắc không thể không chọn một lối đi mới.
Bất động sản vẫn còn hứa hẹn Ông Nguyễn Nhật Cường, Trung tâm Nghiên cứu chứng khoán Vietinbank, cho rằng trong năm 2019 cần nhìn vào bản chất hoạt động của doanh nghiệp BĐS được phản ánh qua tốc độ vòng quay hàng tồn kho, cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay lượng hàng tồn kho và tỷ lệ nợ của nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu/nguồn vốn chỉ khoảng 21%, đây là tỷ lệ còn thấp sẽ tiềm ẩn rủi ro. Thống kê của VietinBank trong giai đoạn 2008 - 2018 cho thấy, tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao. Năm 2018, dự báo doanh thu tăng trưởng 51%, tăng trưởng giá vốn 46% và lợi nhuận gộp tăng 65%. Do đó, Cty chứng khoán này cho rằng hiện vòng quay hàng tồn kho phù hợp với mức độ tăng trưởng, không quá lớn như năm 2010. Vì vậy, BĐS sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019. Riêng phân khúc BĐS cao cấp có doanh thu tăng trưởng tốt nhưng gần đây chỉ tương đương phân khúc trung cấp. Các doanh nghiệp BĐS phía Nam có tỷ lệ đô thị hóa cao như VHM, PDR được CTS đánh giá cao. Các doanh nghiệp đầu tư BĐS cao cấp, theo CTS, cũng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thị trường hội nhập. Chuyển hướng đầu tư nhưng không hoàn toàn là “tân binh” của BĐS cao cấp, khi trở thành 1 đại gia BĐS có sự hội tụ sức mạnh của nhiều đại gia- cổ đông địa ốc – liệu VCG có tận dụng được đòn bẩy để trở thành tâm điểm cổ phiếu tại thị trường chứng khoán năm nay? Câu trả lời chắc chắn còn phụ thuộc vào cơ hội và kỳ vọng về cổ phiếu địa ốc của nhà đầu tư. |