Theo RBC Markets, trọng tâm tăng trưởng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương đang dịch chuyển về Đông Nam Á.
>>Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á
Xu hướng dịch chuyển này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, vì Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng tại khu vực này.
Ông Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế hàng đầu Châu Á tại Oxford Economics, nhận định tại Diễn đàn Kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Đông Nam Á sẽ ở mức 6,1% vào năm 2022. Trong đó, Việt Nam, Malaysia và Philippines sẽ có mức tăng trưởng hơn 6%, gấp đôi tốc độ đạt được trong năm 2021.
Hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á đang dẫn đầu về xu hướng mở cửa trở lại, và cũng là nơi có nhiều sáng kiến nhất để đón khách du lịch từ Tây bán cầu như chương trình “hộp cát” của Thái Lan, “đường bay tiêm chủng đặc biệt” của Singapore hay chiến lược “linh hoạt” của Việt Nam…
Dịch vụ du lịch đóng góp tới 12,1% GDP toàn khu vực, nên không một quốc gia nào muốn chậm chân trong lĩnh vực này. Bộ trưởng Du lịch Malaysia Nancy Shukri nói rằng, đất nước của bà không muốn thua thiệt khi các quốc gia láng giềng nới lỏng biên giới với du khách quốc tế.
Những thiên đường nghỉ dưỡng Bali, Phuket, Phú Quốc, Angko War… dần hoạt động trở lại. Singapore bắt đầu cho phép du khách đã chủng ngừa đầy đủ từ Anh, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha nhập cảnh bất kể mục đích mà không cần cách ly bắt buộc.
Ngoài “đòn bẩy” du lịch, các nước Đông Nam Á đã nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua…, qua đó đã kéo rất nhiều tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu… đến đặt nhà máy sản xuất tại khu vực, qua đó biến Đông Nam Á thành nhà cung cấp lớn trên thế giới, không chỉ với sản phẩm thông thường mà còn cả trong các lĩnh vực công nghệ cao. Trong đó, Việt Nam đang đi đúng hướng với 3 mũi giáp công:
Thứ nhất, chính sách “zero COVID” kéo dài của Trung Quốc, cộng hưởng với nhu cầu tham gia vào cấu trúc kinh tế Đông Nam Á của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, góp phần làm nổi bật điểm đến Việt Nam. Trong số 3 lĩnh vực: chuỗi cung ứng, trí tuệ nhân tạo và xuất khẩu, Washington rất cần Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác hợp tác.
Thứ hai, thực tiễn từ đại dịch cho thấy, tiếp tục vận dụng tối đa các mối quan hệ song phương là cách giúp Việt Nam tiếp thị tốt nhất với nhà đầu tư quốc tế, như chuyến công du rất thành công của Chủ tịch nước, Thủ tướng đến Châu Âu và Chủ tịch Quốc hội đến Hàn Quốc, Ấn Độ đã ký kết hàng loạt thỏa thuận kinh tế.
Thứ ba, tăng cường tập trung vào các thị trường trọng điểm, ứng biến linh hoạt với căng thẳng thương mại Trung-Mỹ, Việt Nam đã nhanh chân tiến tới mốc 100 tỷ USD thương mại song phương với Mỹ, trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất của khu vực Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
11:10, 17/12/2021
05:26, 16/12/2021
10:58, 11/12/2021
01:30, 09/12/2021
03:38, 06/12/2021
15:00, 29/11/2021
00:50, 14/11/2021
04:50, 05/11/2021
05:13, 03/11/2021