Dồn dập tin nhắn giả mạo, các ngân hàng chỉ biết khuyến cáo?

Diendandoanhnghiep.vn Trước tình trạng người dùng dồn dập nhận tin nhắn giả mạo các ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dùng, các ngân hàng chỉ biết gửi tin nhắn khuyến cáo người dùng cảnh giác.

Thời gian gần đây khách hàng của nhiều ngân hàng thương mại, trong đó có cả ngân hàng lớn như Vietcombank nhận được tin nhắn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Đã có nhiều trường hợp khách hàng làm theo tin nhắn giả mạo gửi đến và bị mất sạch tiền trong tài khoản.

Chiêu thức giả mạo ngân hàng gửi tin nhắn đến người dùng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dùng.

Chiêu thức giả mạo ngân hàng gửi tin nhắn nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dùng.

Thủ đoạn lửa đảo của các đối tượng rất tinh vi khi giả mạo ngân hàng, nhân viên ngân hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng. Đối tượng lừa đảo thực hiện gửi nội dung thông báo kèm theo đường link lừa đảo qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat… Thậm chí giả mạo tin nhắn SMS thương hiệu của các ngân hàng, để lừa khách hàng bấm vào link và cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.

Trước tình trạng trên, nhiều ngân hàng thương mại đã gửi tin nhắn đến khách hàng của mình hoặc đăng thông tin trên website của ngân hàng nhằm cảnh báo khách hàng cảnh giác trước chiêu lừa đảo mới này.

Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank đã gửi tin nhắn đến khách hàng khuyến cáo khách hàng không bám vào các đường link; ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, facebook… Trường hợp đã bấm vào đường link, tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác.

Tin nhắn khuyến cáo của Vietcombank gửi tới người dùng.

Tin nhắn khuyến cáo của Vietcombank gửi tới người dùng.

Vietcombank khẳng định, ngân hàng không bao giờ gọi điện để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ. Do đó, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật khi nhận được các cuộc gọi như này.

Trước đó, nhiều ngân hàng như Sacombank, ABbank, Techcombank, ACB, OCB…cũng gặp phải tình trạng tương tự và cũng đã gửi khuyến cáo đến khách hàng của mình.

Theo các chuyên gia công nghệ, để thực hiện chiêu lừa này, các đối tượng đã dựng một cột sóng giả, bắt sóng điện thoại của nạn nhân, ghi đè brandname của Ngân hàng, sau đó gửi tin nhắn giả mạo.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng thông báo, qua xác minh, các tin nhắn mạo danh này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo.

Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị

Tuy nhiên, một câu hỏi được nhiều người đặt ra hiện nay là ngoài việc gửi tin nhắn cảnh báo tới khách hàng, thì các ngân hàng đã làm gì nhằm bảo vệ khách hàng của mình trước các chiêu lừa đảo trên, đặc biệt là trách nhiệm của các ngân hàng như thế nào trong việc ngăn chặn các đối tượng giả mạo chính thương hiệu của mình, ngoài chuyện khuyến nghị khách hàng cảnh giác?

Đại diện Sacombank cho biết, ngoài việc nhắn tin khuyến cáo khách hàng không làm theo những thông tin giả mạo, ngân hàng cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng gỡ bỏ nhiều website giả mạo, tiếp nhận phản ánh của một số khách hàng với nội dung tương tự được nhắn qua đầu số thương hiệu của một tổ chức trung gian thanh toán khác.

Tương tự, đại diện ABbank cho biết, để đối phó với tình trạng trên, ngân hàng thực hiện việc chủ động rà soát định kỳ và liên tục ghi nhận, cập nhật từ các phản ánh của khách hàng, cán bộ nhân viên, từ đó thực hiện các biện pháp chặn qua kênh email, báo cáo về các trang web giả mạo hay phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý.

Có thể thấy, các ngân hàng cũng đã vào cuộc nhanh, tuy nhiên, tình trạng lừa đảo khách hàng vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhiều người dân vẫn bị mất tiền trong tài khoản bởi những tin nhắn, những cuộc điện thoại giả mạo ngân hàng, thì ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm với khách hàng của mình thay vì chỉ khuyến cáo người dân cảnh giác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dồn dập tin nhắn giả mạo, các ngân hàng chỉ biết khuyến cáo? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713624234 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713624234 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10