Đón đầu xu hướng năng lượng sạch

Diendandoanhnghiep.vn Kết quả Hội nghị COP26 là bước ngoặt chuyển đổi phương thức sản xuất và sử dụng năng lượng sạch trong thời gian tới.

>>>>> Xem thêm: Năng lượng sạch chờ chính sách tốt

 
 Tại Hội nghị COP26, nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải ròng về 0 từ nay đến năm 2030, 2050 và 2070.

Tại Hội nghị COP26, nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải ròng về 0 từ nay đến năm 2030, 2050 và 2070.

Tại COP26, Việt Nam đồng ý giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Tức là chúng ta có gần 3 thập kỷ để chuyển đổi theo hướng đoạn tuyệt dần với than đá, khí đốt, dầu mỏ, thay bằng điện gió, điện mặt trời,…

Nắn dòng tài chính

COP26 tuy không thành công như mong đợi, nhưng đã có rất nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải ròng về “0” từ nay đến năm 2030, 2050 và 2070. Đặc biệt, hơn 20 nước tham dự cam kết ngắt nguồn tài trợ cho các dự án năng lượng hóa thạch, trong khi rất nhiều định chế tài chính lớn từ Mỹ và Châu Âu đồng thuận “nắn” dòng tài chính sang năng lượng tái tạo.

Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho Con người và Hành tinh (GEAPP) đã được ra đời tại COP26, với mục tiêu giúp một tỷ người tiếp cận năng lượng tái tạo. Kế hoạch này sẽ được thực hiện thông qua việc huy động 100 tỷ USD từ các nguồn tài trợ cấp nhà nước và tư nhân, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sạch tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Theo tính toán, nếu cam kết chấm dứt sử dụng than đá được thực thi đầy đủ, mỗi năm sẽ có trên 15 tỷ USD chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch. Con số này tăng lên theo thời gian, dự kiến lên tới hàng nghìn tỷ USD cho đến khi đạt các mốc thời gian như thỏa thuận.

Triển vọng của Việt Nam

Với lợi thế đường biển dài hơn 3.200km và tốc độ gió trung bình ở Biển Đông Việt Nam hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng gió, nhất là ở Miền trung, Tây Nguyên và các hải đảo. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

Thứ nhất, thách thức về mặt thể chế, luật pháp: Hiện nay lĩnh vực năng lượng điện cơ bản do Nhà nước nắm độc quyền. Để thu hút vốn nước ngoài, cần nới lỏng cơ chế sở hữu, tạo điều kiện cho giá điện vận hàng theo thị trường. Đồng thời, năng lượng tái tạo Việt Nam hiện nay còn thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết bị, kỹ thuật, công nghệ.

Thứ hai, năng lượng tái tạo là lĩnh vực rủi ro cao, phụ thuộc vào thời tiết, suất đầu tư lớn, chu kỳ xoay chuyển vốn chậm,… Vì vậy, các định chế tài chính và Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, mặt bằng; đồng thời tích cực huy động dòng vốn tư nhân trong và ngoài nước.

Thứ ba, như mọi ngành công nghiệp khác, để xây dựng thành công hệ thống năng lượng tái tạo đủ sức phục vụ nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, thì nhất thiết phải có ngành công nghiệp phụ trợ đi trước một bước.

Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp thương mại cung cấp các thiết bị năng lượng tái tạo và dịch vụ điện liên quan đến nguồn điện này, cũng như chưa có công nghệ hoàn chỉnh nào được thử nghiệm ở các điều kiện khí hậu đặc trưng. Ngoài ra, còn thiếu kinh nghiệm về lựa chọn thiết bị đồng bộ, kỹ năng khai thác, vận hành và bảo dưỡng. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển năng lượng sạch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đón đầu xu hướng năng lượng sạch tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713596186 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713596186 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10