Đón đầu xu hướng năng lượng sạch

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 13/11/2021 03:30

Kết quả Hội nghị COP26 là bước ngoặt chuyển đổi phương thức sản xuất và sử dụng năng lượng sạch trong thời gian tới.

>>>>> Xem thêm: Năng lượng sạch chờ chính sách tốt

 Tại Hội nghị COP26, nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải ròng về 0 từ nay đến năm 2030, 2050 và 2070.

Tại Hội nghị COP26, nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải ròng về 0 từ nay đến năm 2030, 2050 và 2070.

Tại COP26, Việt Nam đồng ý giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Tức là chúng ta có gần 3 thập kỷ để chuyển đổi theo hướng đoạn tuyệt dần với than đá, khí đốt, dầu mỏ, thay bằng điện gió, điện mặt trời,…

Nắn dòng tài chính

COP26 tuy không thành công như mong đợi, nhưng đã có rất nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải ròng về “0” từ nay đến năm 2030, 2050 và 2070. Đặc biệt, hơn 20 nước tham dự cam kết ngắt nguồn tài trợ cho các dự án năng lượng hóa thạch, trong khi rất nhiều định chế tài chính lớn từ Mỹ và Châu Âu đồng thuận “nắn” dòng tài chính sang năng lượng tái tạo.

Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho Con người và Hành tinh (GEAPP) đã được ra đời tại COP26, với mục tiêu giúp một tỷ người tiếp cận năng lượng tái tạo. Kế hoạch này sẽ được thực hiện thông qua việc huy động 100 tỷ USD từ các nguồn tài trợ cấp nhà nước và tư nhân, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sạch tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Theo tính toán, nếu cam kết chấm dứt sử dụng than đá được thực thi đầy đủ, mỗi năm sẽ có trên 15 tỷ USD chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch. Con số này tăng lên theo thời gian, dự kiến lên tới hàng nghìn tỷ USD cho đến khi đạt các mốc thời gian như thỏa thuận.

Triển vọng của Việt Nam

Với lợi thế đường biển dài hơn 3.200km và tốc độ gió trung bình ở Biển Đông Việt Nam hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng gió, nhất là ở Miền trung, Tây Nguyên và các hải đảo. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

Thứ nhất, thách thức về mặt thể chế, luật pháp: Hiện nay lĩnh vực năng lượng điện cơ bản do Nhà nước nắm độc quyền. Để thu hút vốn nước ngoài, cần nới lỏng cơ chế sở hữu, tạo điều kiện cho giá điện vận hàng theo thị trường. Đồng thời, năng lượng tái tạo Việt Nam hiện nay còn thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết bị, kỹ thuật, công nghệ.

Thứ hai, năng lượng tái tạo là lĩnh vực rủi ro cao, phụ thuộc vào thời tiết, suất đầu tư lớn, chu kỳ xoay chuyển vốn chậm,… Vì vậy, các định chế tài chính và Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, mặt bằng; đồng thời tích cực huy động dòng vốn tư nhân trong và ngoài nước.

Thứ ba, như mọi ngành công nghiệp khác, để xây dựng thành công hệ thống năng lượng tái tạo đủ sức phục vụ nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, thì nhất thiết phải có ngành công nghiệp phụ trợ đi trước một bước.

Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp thương mại cung cấp các thiết bị năng lượng tái tạo và dịch vụ điện liên quan đến nguồn điện này, cũng như chưa có công nghệ hoàn chỉnh nào được thử nghiệm ở các điều kiện khí hậu đặc trưng. Ngoài ra, còn thiếu kinh nghiệm về lựa chọn thiết bị đồng bộ, kỹ năng khai thác, vận hành và bảo dưỡng. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển năng lượng sạch.

Có thể bạn quan tâm

  • Năng lượng sạch còn chờ chính sách tốt

    Năng lượng sạch còn chờ chính sách tốt

    09:43, 29/10/2021

  • Cần

    Cần "cởi trói" năng lượng sạch

    10:09, 04/10/2021

  • Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam góp sức cùng TP Hồ Chí Minh vượt đại dịch

    Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam góp sức cùng TP Hồ Chí Minh vượt đại dịch

    14:00, 18/08/2021

  • Kiến nghị dừng phát triển điện than mới, hút nguồn lực vào năng lượng sạch

    Kiến nghị dừng phát triển điện than mới, hút nguồn lực vào năng lượng sạch

    03:30, 03/06/2021

  • Dự thảo tuyên bố chung của COP26: Kêu gọi loại bỏ nguyên liệu hóa thạch

    Dự thảo tuyên bố chung của COP26: Kêu gọi loại bỏ nguyên liệu hóa thạch

    16:00, 11/11/2021

  • COP26 và niềm tin phát triển bền vững

    COP26 và niềm tin phát triển bền vững

    01:05, 06/11/2021

  • COP26:

    COP26: "Tiễn" than đá vào ký ức?

    05:23, 05/11/2021

  • COP26 vẫn ẩn chứa mầm mống thất bại

    COP26 vẫn ẩn chứa mầm mống thất bại

    05:30, 03/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đón đầu xu hướng năng lượng sạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO