Đòn giáng mới vào tham vọng của Trung Quốc

Nhuận Quảng Trí 13/12/2018 11:01

Vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei có thể là “chiêu bài” mà Trump dùng để gây sức ép đối với Trung Quốc; đồng thời là đòn giáng mạnh vào tham vọng bá chủ toàn cầu của Trung Quốc.

Bà Mạnh đã bị bắt ở Vancouver (Canada) từ ngày 1/12 và sẽ bị dẫn độ về Mỹ. Cuối tuần qua, Tòa án Canada đã quyết định không cho phép bà Mạnh tại ngoại. Phiên xử kéo dài 5 giờ ngày 7/12 và được hoãn lại chờ ngày xét xử thêm.

p/Giám đốc tài chính của công ty Huawei, Mạnh Vãn Chu (trái), trong một phiên tòa bảo lãnh tại ngoại qua phác họa của họa sĩ ở Vancouver, Canada, ngày 7 tháng 12, 2018.

Giám đốc tài chính của công ty Huawei, Mạnh Vãn Chu (trái), trong một phiên tòa bảo lãnh tại ngoại qua phác họa của họa sĩ ở Vancouver, Canada, ngày 7 tháng 12, 2018.

Tranh luận quyết liệt ở tòa

Tại phiên tòa tối cao British Columbia (Canada), bà Mạnh bị cáo buộc đã sử dụng một Cty con của Huawei có tên Skycom để trốn tránh các lệnh trừng phạt đối với Iran từ năm 2009 đến 2014. Bà Mạnh còn cố tình gây hiểu lầm rằng Skycom là một Cty riêng biệt. Do vậy, bà có nguy cơ đối mặt với án tù lên tới 30 năm ở Mỹ nếu bị kết tội.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc đua 5G bớt Huawei liệu có rộng đường cho Samsung?

    Cuộc đua 5G bớt Huawei liệu có rộng đường cho Samsung?

    06:10, 14/12/2018

  • Quan hệ Mỹ - Trung giữa căng thẳng Huawei: “Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”

    Quan hệ Mỹ - Trung giữa căng thẳng Huawei: “Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”

    05:30, 12/12/2018

  • Phong cách kinh doanh

    Phong cách kinh doanh "chó sói" của ông chủ Huawei

    07:28, 11/12/2018

  • Tại sao là Huawei - vì sao là lúc này?

    Tại sao là Huawei - vì sao là lúc này?

    11:24, 10/12/2018

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "nóng mặt" vì Mỹ xuống đòn với Huawei!

    06:00, 08/12/2018

Một luật sư của Chính phủ Canada cho biết bà Mạnh bị buộc tội "âm mưu lừa gạt nhiều tổ chức tài chính". Tuy nhiên, bà Mạnh đã phủ nhận với các ngân hàng Hoa Kỳ rằng không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa Huawei và SkyCom, trong khi thực tế "SkyCom chính là Huawei".

Vụ bắt giữ bà Mạnh rõ ràng đã gây thêm căng thẳng cho quan hệ Mỹ-Trung. Hai nước trước đó chỉ mới đạt được thỏa thuận “hưu chiến” 90 ngày vào ngày 1/12, cùng ngày xảy ra vụ bắt giữ bà Mạnh. Huawei là một trong những nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Samsung.

Ông Trump và ông Tập sẽ tiếp tục “đi ra sàn” với một điệu nhảy tango mới, bởi vì cuộc đọ sức trên thực tế mới chỉ bắt đầu. Mục đích của Mỹ sớm làm tiêu tan “ảo giác Trung Quốc” trở thành bá chủ toàn cầu.

Mỹ và một số nước đồng minh ngày càng tỏ thái độ ngờ vực Huawei. Những nước này lo ngại về mối quan hệ quá gần gũi giữa Huawei với quân đội và chính phủ Trung Quốc. Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng là kỹ sư thiết kế mạng lưới viễn thông cho quân đội Trung Quốc trong vòng 10 năm.

Được biết bà Mạnh trở thành Giám đốc tài chính của Huawei vào năm 2011 và được đề bạt làm Phó chủ tịch Tập đoàn này vài tháng trước khi bị bắt. Mối liên hệ của bà Mạnh với người cha là Nhậm Chính Phi, không được công chúng biết nhiều. Trái với truyền thống của người Trung Quốc, bà lấy họ mẹ, người vợ đầu của ông Nhậm. Mục đích có thể là dấu tung tích khi giao thiệp và làm ăn với bên ngoài.

Kiềm tỏa Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Nhạc Ngọc Thành đưa ra cảnh báo đòi thả bà Mạnh khi ông cho mời đại sứ Canada tại Bắc Kinh tới Bộ Ngoại giao để biểu thị sự phản đối mạnh mẽ. “Trung Quốc kêu gọi Canada trả tự do ngay lập tức cho bà Mạnh, và nghiêm túc bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng của bà ấy, nếu không Canada phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những hậu quả nghiêm trọng gây ra”, ông Nhạc Ngọc Thành tuyên bố.

Những ngày qua, Tổng thống Trump và các cố vấn kinh tế hàng đầu của ông đã xoa dịu vụ bắt giữ bà Mạnh khi bày tỏ lạc quan về tương lai các cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung. “Các cuộc đàm phán của Mỹ với Trung Quốc đang diễn tiến rất tốt”, ông Trump viết trên Twitter.

Ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng, cũng khẳng định với CNBC rằng ông không tin vụ bắt giữ bà Mạnh sẽ "lấn" sang các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc nhằm hối thúc Bắc Kinh mua thêm nông phẩm và năng lượng của Mỹ, giảm thuế quan của Trung Quốc và thực hiện những thay đổi sâu rộng đối với chính sách của Trung Quốc về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Mặc dù những bình luận nói trên của các quan chức chính quyền Trump, giới quan sát cho rằng vụ bắt giữ bà Mạnh có thể sẽ là một trong những động thái “dương đông, kích tây” nhằm vào các Cty công nghệ của Trung Quốc, đồng thời đây cũng được xem là “chiêu bài” mà Trump có thể đem ra để mặc cả với Trung Quốc phải nhượng bộ, đẩy mạnh cải cách để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Mỹ nhằm sớm chấm dứt chiến tranh thương mại.

Theo giới quan sát, việc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Xử” các công ty công nghệ Mỹ nói chung và Huawei nói riêng chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược kiềm tỏa Trung Quốc của ông Trump. Theo đó, ông Trump và ông Tập sẽ tiếp tục “đi ra sàn” với một điệu nhảy tango mới, bởi vì cuộc đọ sức trên thực tế mới chỉ bắt đầu. Mục đích của Mỹ sớm làm tiêu tan “ảo giác Trung Quốc” trở thành bá chủ toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đòn giáng mới vào tham vọng của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO