Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Quy định nước thải làm khó doanh nghiệp

Bài và ảnh: ĐỖ HUYỀN 29/03/2022 10:49

Những vướng mắc trong việc tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản tiếp tục khiến cho doanh nghiệp đứng ngồi không yên.

>>Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Còn "điểm nghẽn" về tính thực thi

Phát biểu tại Hội thảo Công bố Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2021 do VCCI tổ chức hôm nay,  bà Trần Hoàng Yến, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy chế biến thủy sản kêu khó khi gặp vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành môi trường khi áp dụng quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 11-MT:2015/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản. Các vi phạm chủ yếu ở các nội dung vượt ngưỡng chỉ tiêu phốt-pho (P), ni-tơ (N).

“Với những bất cập và hàng loạt quy chuẩn áp đặt quá cao mà doanh nghiệp ngành thủy sản khó đạt được đã ảnh hưởng không chỉ hoạt động sản xuất nội địa mà còn là vấn đề lớn trong xuất khẩu của toàn ngành”, bà Yến nói.

p/bà Trần Hoàng Yến, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Bà Trần Hoàng Yến, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Cùng với đó, vướng mắc trong việc đưa danh mục hầu hết các sản phẩm thuỷ sản làm thực phẩm cho người (đông lạnh, đồ khô…) vào danh mục kiểm tra nhập khẩu có tên “kiểm dịch” là chưa phù hợp.

Bà Hằng nhấn mạnh việc duy trì mở rộng các đối tượng/danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT và Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, 36/2018/TT-BNNPTNT là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành sản bị thanh-kiểm tra đều bị vi phạm (từ 1,5-3 lần, thậm chí cao hơn) và bị phạt vi phạm hành chính kèm các rủi ro phát sinh khác rất lớn – đó là nguy cơ bị đình chỉ xuất khẩu, ở cả cấp độ DN và cấp độ quốc gia nếu khách hàng nước ngoài có được các thông tin. Mấy năm qua, VASEP đã có các báo cáo, kiến nghị sửa đổi ngưỡng phospho lên 40ppm.

“Ngưỡng chỉ tiêu phospho trong nước thải chế biến thủy sản (CBTS) sau xử lý (QCVN 11-MT:2015) là quá nghiêm ngặt. Ở thời điểm hiện tại, với đặc thù ngành nghề CBTS, rất nhiều nhà máy khó có thể đáp ứng được quy định. Chỉ tiêu Phospho chỉ cho phép là 20 ppm (cột B) và 10ppm (cột A) mà hàng năm nhiều nhà máy thuỷ sản bị thanh-kiểm tra đều bị vi phạm (từ 1,5-3 lần, thậm chí cao hơn) và bị phạt vi phạm hành chính, kèm các rủi ro phát sinh rất lớn khác – đó là nguy cơ bị đình chỉ xuất khẩu, ở cả cấp độ doanh nghiệp và cấp độ quốc gia nếu khách hàng nước ngoài có được các thông tin. Mấy năm qua, VASEP đã có các báo cáo, kiến nghị sửa đổi ngưỡng phospho lên 40ppm”, bà Yến nói.

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh là sáng kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để điểm lại những vấn đề nổi bật của pháp luật kinh doanh Việt Nam hàng năm.

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh là sáng kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để điểm lại những vấn đề nổi bật của pháp luật kinh doanh Việt Nam hàng năm.

Thông tin thêm về vấn đề này, bà Yến cho biết, hiện nay, Bộ TNMT có dự thảo mới, dự thảo này sẽ thay thế cả cho QCVN 40 (nước thải công nghiệp) và QCVN 11 (nước thải chế biến thủy sản), đưa nước thải chế biến thủy sản vào chung QCVN nước thải công nghiệp. Và đặc biệt, các chỉ tiêu trong dự thảo này đang ngặt nghèo hơn QCVN 11-MT:2015 rất nhiều: Phospho chỉ từ 4-6mg/l, Nitơ chỉ từ 20-40 mg/l, Amoni chỉ từ 5-10 mg/l.

Điều này, đang thực sự gây ra quan ngại rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay – bởi mức độ này vừa không phù hợp với thực tiễn, với đặc thù ngành hàng và đặc biệt không phù hợp với khả năng công nghệ xử lý nước thải hiện hành.

Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Còn

Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Còn "điểm nghẽn" về tính thực thi.

Theo bà Yến từ 2016, VASEP và các doanh nghiệp đã phản ánh nhiều lần về vướng mắc tại quy định chỉ tiêu Phospho, Nito và Amoni trong QCVN 11-MT:2015.

Bà Hằng cho biết, riêng trong năm 2021-2022, những bất cập này đã được phản ánh tại công văn 29/CV-VASEP ngày 19/3/2021, cuộc họp ngày 8/4/2021 với TCMT, công văn 104/CV-VASEP ngày 30/8/2021. Tuy nhiên, dự thảo QCVN 2021 mới vẫn chưa điều chỉnh phù hợp theo nội dung góp ý-kiến nghị của Hiệp hội và đang trong giai đoạn hoàn tất chuẩn bị ban hành, Hiệp hội dã phải có văn bản báo cáo-kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 04/CV-VASEP ngày 21/01/2022 về nội dung này.

“Vấn đề “vi phạm quy định môi trường” khi xảy ra là vô cùng nhạy cảm đối với ngành chế biến xuất khẩu thủy sản do liên quan đến các cam kết tuân thủ & trách nhiệm môi trường với khách hàng quốc tế được cụ thể trong hợp đồng và các chứng nhận phát triển bền vững mà doanh nghiệp phải thực hiện như là điều kiện để chuyện “xuất-nhập khẩu” xảy ra. Bất kỳ có thông tin hoặc dấu hiệu cho thấy nhà máy vi phạm các quy định về môi trường của quốc gia, thì đều sẽ dẫn đến bị cắt hợp đồng và cảnh báo công khai theo cách này hoặc cách khác. Điều này sẽ tác động tiêu cực lớn tới không chỉ phạm vi một doanh nghiệp mà còn hình ảnh & kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, và kéo theo là cả sinh kế của hàng triệu nông-ngư dân”, bà Yến nói.

Vì những lý lẽ trên bà Yến kiến nghị không gộp nước thải CBTS vào Dự thảo QCVN công nghiệp chung nhiều ngành nghề khác nhau; hoặc có điều khoản riêng cho chế biến thủy sản tại dự thảo QCVN nước thải công nghiệp mới do yếu tố đặc thù của ngành như đã thực hiện riêng trong suốt hơn 20 năm qua.

>>Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Phòng chống "bệnh... không dự liệu được tình hình"

>>Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn

Cùng với đó, nâng ngưỡng cho phép của chỉ tiêu phospho lên mức 40ppm (cột B) và 30ppm (cột A) để phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế các nước trong khu vực; sau khi hết lộ trình áp dụng 10 năm (đến 2031) như kiến nghị mục (3) dưới đây thì đưa ngưỡng phospho về mức 20ppm

“Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cần áp dụng lộ trình thực hiện 10 năm cho QCVN mới theo thông lệ quốc tế (như trường hợp của Mỹ và một số nước là 10 năm) để có thời gian cho phép doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, đầu tư và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

Giữ nguyên ngưỡng kiểm soát của Amoni và Ni-tơ như trong QCVN 11-MT:2015”, bà Yến đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Những chương trình cải cách của các bộ ngành chưa "mạnh mẽ"

    10:59, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Nhiều quy định trong bối cảnh dịch bệnh chưa theo kịp thực tiễn

    10:52, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Còn "điểm nghẽn" về tính thực thi

    10:45, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn

    09:58, 29/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Quy định nước thải làm khó doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO