Động lực tăng trưởng từ kinh tế số: Doanh nghiệp tiên phong

HẠNH LÊ 25/10/2023 05:00

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số sáng ngày 25/10 tại Hà Nội.

>>25/10: Diễn đàn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Theo Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 của Quốc hội, đến năm 2025 năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. 

Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, “bứt phá” trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

p/Tập đoàn Lộc Trời phối hợp với SAP Việt Nam triển khai dự án Hệ thống Quản trị dữ liệu & phân tích tập trung (SAP Data Warehouse and Analytics Cloud) nhằm tập trung toàn bộ dữ liệu được kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau về một nơi lưu trữ duy nhất. Ảnh: LocTroi

Tập đoàn Lộc Trời phối hợp với SAP Việt Nam triển khai dự án Hệ thống Quản trị dữ liệu & phân tích tập trung (SAP Data Warehouse and Analytics Cloud) nhằm tập trung toàn bộ dữ liệu được kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau về một nơi lưu trữ duy nhất. Ảnh: LocTroi

Theo nhận định của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chuyển đổi số doanh nghiệp là một trong những giải pháp then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế số.

Lợi thế của “người đi trước”

Tin tưởng kinh tế số là tương lai, là động lực chính cho phát triển kinh tế, ông Vũ Anh Tú - Giám đốc công nghệ tập đoàn FPT cho biết, các hoạt động kinh doanh của tập đoàn đều được tính đến việc triển khai trên nền tảng số đầu tiên. Dẫn chứng hoạt động kinh doanh mới được tập đoàn triển khai là dược phẩm, chuỗi nhà thuốc của công ty thành viên được gọi là chuỗi nhà thuốc công nghệ. Việc mua thuốc, sử dụng thuốc được tổ chức lại không như mô hình truyền thống mà các hoạt động của nhà thuốc được triển khai trên nền tảng số. Nhờ vậy, hiện nay khoảng hơn 80% đơn hàng được giao đến bệnh nhân trong vòng 1 tiếng.

Theo ông Vũ Anh Tú, nhờ chuyển đổi số, người quản lý dễ dàng nắm bắt số lượng, chủng loại thuốc, thậm chí còn biết từng loại thuốc hiện đang nằm ở nhà thuốc nào, quầy kệ nào. Hiện nay, tập đoàn tiếp tục ứng dụng công nghệ, nỗ lực giảm tiếp thời gian giao hàng.

Không phải là doanh nghiệp công nghệ nhưng Lộc Trời - doanh nghiệp nông nghiệp đang trở thành doanh nghiệp công nghệ. Quyết định số hoá toàn bộ hoạt động doanh nghiệp đã đưa Lộc Trời trở thành doanh nghiệp có: “văn phòng không giấy” - số hoá tất cả dữ liệu, văn bản, thông tin; “đồng ruộng không dấu chân” - ứng dụng nhật ký đồng ruộng điện tử giúp tăng năng suất, giảm 30% hoá chất sử dụng và “thanh toán không tiền mặt”. Kinh tế số đã góp phần để Lộc Trời trở thành doanh nghiệp đầu tiên tạo được chứng chỉ carbon cho cây lúa Việt Nam, nâng cao năng lực sản xuất quy mô lớn.

Trong những năm gần đây, nhất là sau cú hích chuyển đổi số từ đại dịch COVID-19, kinh tế số thẩm thấu tự nhiên và mặc định vào nhiều hoạt động, lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, góp phần tạo ra những không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh… Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế số không đứng riêng mà là nền kinh tế tích hợp, đứng trong và tích hợp vào nền kinh tế thực, làm cho nền kinh tế thực hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Thực tế cho thấy, các tập đoàn, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ phát triển ổn định, bền vững, có sức chống chịu tốt hơn.

“Bệ đỡ” từ chính sách

Với nền kinh tế mà số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 97%, phát triển kinh tế số là chặng đường dài. Ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến lược chuyển đổi số cho biết, kinh tế số chỉ được thúc đẩy khi doanh nghiệp chuyển đổi số mạnh mẽ.

Kết quả khảo sát từ Cục Phát triển doanh nghiệp thực hiện cho thấy, đa phần doanh nghiệp đã nhận thức và ý thức về việc cần thiết phải chuyển đổi số nhưng thực hiện chuyển đổi số lại chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân chính là khó khăn về nguồn lực tài chính, nhân sự, chiến lược…

Có không ít doanh nghiệp SME hoang mang và lúng túng khi vừa có kế hoạch chuyển đổi số bởi chi phí vượt tầm. Bên cạnh đó, có doanh nghiệp bỏ cuộc vì không đủ nguồn lực đi đường dài hoặc chưa nhận thấy hiệu quả lâu dài từ chuyển đổi số. Trong bảng khảo sát đánh giá quá trình chuyển đổi số, 48,8% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết đã từng ứng dụng các công nghệ, phần mềm mới nhưng hiện tại không còn sử dụng.

Triển khai dự án hỗ trợ doanh nghiệp SME, Cục Phát triển doanh nghiệp đánh giá, có những doanh nghiệp vừa kết thúc khâu tư vấn chuyển đổi số đã tìm ngay được mô hình kinh doanh mới. Nhiều doanh nghiệp chỉ mới qua một chặng đường đầu tiên đã có đủ năng lực ra làm riêng vì chuyển đổi số không đơn giản là mua phần mềm để áp dụng, mấu chốt liên quan đến mô hình kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của VCCI, ngoài những hạn chế nội tại, hiện nay doanh nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ cơ chế, chính sách, thể chế chưa đồng bộ. Đó là khó khăn trong tiếp cận tín dụng, khó khăn từ thị trường... đặc biệt là thiếu chính sách cho những mô hình kinh tế mới như kinh tế số. Thực trạng này đang kéo giảm năng lực cạnh tranh, tạo áp lực và khó khăn cản trở doanh nghiệp vận dụng mô hình hoạt động mới từ kinh tế số mang lại.

Có thể bạn quan tâm

  • 25/10: Diễn đàn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số

    17:16, 23/10/2023

  • Cuộc chiến” chống độc quyền kinh tế số

    03:00, 24/09/2023

  • Tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế số

    00:07, 17/09/2023

  • Công bố định kỳ tỷ trọng kinh tế số trong GDP hàng quý

    00:06, 17/09/2023

  • Hệ sinh thái số giúp đổi mới quản trị doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế số

    00:01, 16/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Động lực tăng trưởng từ kinh tế số: Doanh nghiệp tiên phong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO