Bầu Đức cho biết, định hướng của HAGL là tập trung vào hai ngành chủ lực: chăn nuôi và cây ăn trái.
Do không thể tiến hành họp thường niên do diễn biến phức tạp của Covid-19, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa gửi tâm thư tới cổ đông, chia sẻ về các kế hoạch kinh doanh.
Kỳ vọng vào hai mũi nhọn
Trong bức thư gửi cổ đông, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), khẳng định dồn lực cho nuôi heo và trồng cây ăn trái, đồng thời thanh lý một số tài sản để hoàn tất nốt khoản nợ tại BIDV.
Cụ thể, với ngành chăn nuôi, bầu Đức cho biết dự kiến đến cuối năm 2021, tập đoàn sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.
HAGL bắt đầu ghi nhận doanh thu từ bán heo trong quý 4/2020. Quý 2, doanh thu từ bán heo gần 190 tỷ, nhỉnh hơn một chút so với doanh thu trái cây. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp mảng bán heo lên tới hơn 49% trong khi mảng trái cây là hơn 22%.
Với ngành cây ăn trái, Tập đoàn sẽ đầu tư duy trì khoảng 10.000ha trồng các loại cây, gồm chuối và các loại cây ăn trái khác. Riêng cây chuối, tại thời điểm này tập đoàn đã cơ bản đầu tư trồng hoàn thiện được 5.000ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Dự kiến năng suất thu hoạch chuối bình quân từ năm 2022 sẽ đạt 50 tấn/ha.
Định hướng của Hoàng Anh Gia Lai là tập trung 2 ngành chủ lực nêu trên, đồng thời cũng duy trì một số ngành nghề phụ trợ khác để tận dụng lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất.
Thông điệp mới của Bầu Đức cũng là lần đầu HAGL nhắc chi tiết về mảng nuôi heo. Trước đó, ban lãnh đạo công ty không chia sẻ nhiều thông tin.
Nuôi heo bắt đầu xuất hiện trên báo cáo tài chính HAGL từ năm 2020, liên quan đến việc hợp nhất kết quả kinh doanh của Công ty Chăn nuôi Gia Lai.
Giữa năm 2020, ba tháng trước khi được Hoàng Anh Gia Lai mua lại, công ty này đã đăng ký bổ sung ngành nghề chăn nuôi và sản xuất giống heo. Đầu tháng 9/2020, Hoàng Anh Gia Lai ra phương án chuyển đổi 5.865 tỷ đồng dư nợ cho vay và nợ phải thu tại Chăn nuôi Gia Lai thành vốn góp. Kết quả là năm 2020, lần đầu tiên HAGL ghi nhận doanh thu hơn 120 tỷ đồng từ bán heo.
Năm nay, bán heo trở thành trụ cột doanh thu chính với doanh nghiệp của Bầu Đức. Trong quý II, doanh thu bán heo đạt gần 190 tỷ đồng, chiếm hơn 35% tổng doanh thu và lần đầu vượt doanh thu từ bán trái cây (189 tỷ đồng).
Bầu Đức cho biết, đến nay việc tái cơ cấu tài chính công ty đã hoàn thành về cơ bản, theo đó tình hình nợ của tập đoàn đã giảm đáng kể. Hiện chỉ còn chủ yếu khoản nợ trái phiếu BIDV, tập đoàn đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận, tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn tất trả nợ trái phiếu này trước cuối năm 2025.
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là TPHCM và 18 tỉnh phía Nam, nên Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai dự kiến cho đến khi các tỉnh thành chấm dứt giãn cách xã hội thì công ty sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2021, dự kiến vào tháng 9, để công ty có cơ hội tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cổ đông về tình hình hoạt động.
Báo cáo tài chính quý 2/2021 của Hoàng Anh Gia Lai mới đây cho biết, công ty có lãi trở lại sau chuỗi 8 quý liên tiếp báo lỗ. Hoàng Anh Gia Lai hiện chỉ còn vay ngắn hạn 1.484 tỷ đồng và vay dài hạn 6.794 tỷ đồng, tổng cộng 8.278 tỷ đồng, giảm tới gần 10.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Khi nào Bầu Đức... hết nợ?
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021, trong nửa đầu năm 2021, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của bầu Đức đã giảm hơn 9.823,5 tỉ đồng nợ vay, từ 18.102,8 tỉ đồng xuống còn 8.279,3 tỉ đồng.
Theo đó, thời gian qua HAG đã tất toán khoản nợ 5.122,7 tỉ đồng đối với CTCP Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico); 1.231,6 tỉ đồng với BIDV; 600,9 tỉ đồng với HDBank; 599,8 tỉ đồng với TPBank.
Trong thư gửi cổ đông HAG ngày 30/7/2021, Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức (“bầu” Đức) cho biết việc tái cơ cấu tài chính công ty đã hoàn thành về cơ bản, tình hình nợ của tập đoàn đã giảm đáng kể.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức đã giảm hơn 9.823,5 tỉ đồng nợ vay trong nửa đầu năm 2021.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2, lỗ lũy kế tập đoàn này lên đến 7.549 tỉ đồng trong khi giá trị thặng dư cổ phần đang có 3.264 tỉ đồng. Nếu dùng hết số vốn này để xử lý lỗ lũy kế thì HAGL vẫn lỗ hơn 4.000 tỉ.
Quý 2 vừa qua, HAGL ghi nhận doanh thu thuần đạt 535 tỉ đồng. Tuy nhiên tập đoàn lại có lãi bất ngờ 86 tỉ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 65 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải trình của công ty, nguyên nhân biến động chủ yếu là do quý 2/2020 doanh nghiệp trích lập dự phòng liên quan đến các khoản phải thu khó đòi lớn trong quá khứ. Tuy nhiên quý 2/2021, khoản dự phòng công ty nợ tồn đọng giảm so với cùng kỳ.
Đồng thời, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2020 nhờ các sản phẩm từ ngành chăn nuôi heo, lãi từ thanh lý khoản đầu tư vào các nhóm công ty HAGL Agrico và chi phí lãi vay giảm.
Tính chung 6 tháng, doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức ghi nhận doanh thu 823 tỉ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên công ty lãi ròng 28 tỉ đồng, cải thiện đáng kể so với con số lỗ 1.156 tỉ cùng kỳ năm ngoái.
Trong thư gửi cổ đông mới đây, Bầu Đức cũng cho biết đến nay cơ bản việc tái cơ cấu tài chính đã hoàn thành. Tình hình nợ của tập đoàn giảm đáng kể và chỉ còn chủ yếu khoản nợ trái phiếu BIDV.
“Tập đoàn đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận, tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn tất trả nợ trái phiếu này trước cuối năm 2025”, văn bản có đoạn viết.
Có thể bạn quan tâm