Sự trở lại của Bầu Đức

NHA TRANG 19/06/2021 11:19

Ông chủ Hoàng Anh Gia Lai đang tìm đường trở về nghiệp xưa - nghề gỗ, cũng chính cái nôi nuôi dưỡng Hoàng Anh Gia Lai từ thuở ban đầu - nghề kinh doanh gỗ.

Xuất phát điểm của HAGL là sản xuất, chế biến đồ gỗ. Đến đầu những năm 2000, HAGL chuyển hướng sang bất động sản, rồi tiếp tục tái cơ cấu trở thành tập đoàn về nông nghiệp.

Theo thông tin được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum cung cấp, cơ quan này vừa có buổi làm việc cùng các đơn vị liên quan họp bàn phương án triển khai dự án của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã chứng khoán HAG).

Bầu Đức trong chuyến khảo sát thực địa ở Kon Tum.

Bầu Đức trong chuyến khảo sát thực địa ở Kon Tum.

Dự án dự kiến được triển khai tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là khoảng 5.000 tỷ đồng. Đây là dự án trồng rừng cây gỗ lớn với tổng diện tích khoảng 2.000 ha; xây dựng nhà máy điện sinh khối công suất 100 MW (nhà máy này sử dụng nguyên liệu chính là gỗ trồng rừng, gỗ còn thừa sau khi chế biến và các phế phẩm nông nghiệp để phát điện); xây dựng nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén…

Trên cơ sở báo cáo rà soát, đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất tại khu vực dự kiến triển khai dự án, UBND huyện Ngọc Hồi, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum đã thống nhất phương án triển khai và giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan tập trung, quyết tâm đạt được mục tiêu dự án để góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Trước mắt, các đơn vị liên quan được giao tập trung rà soát, thống kê hiện trạng sử dụng và quản lý đất tại khu vực dự án như: Thống kê chi tiết đất lâm trường đang quản lý, đã bàn giao cho địa phương quản lý; đất theo quy hoạch 3 loại rừng; đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất trống; đánh giá thu nhập của các hộ dân có đất….

HAGL là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất nước, từng đưa ông Đoàn Nguyên Đức trở thành một trong những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 10 năm trước.

Từ những năm đầu thập niên 1990, xuất phát điểm của HAGL là một phân xưởng nhỏ sản xuất đồ gỗ. Năm 1993 thì xây dựng nhà máy chế biến gỗ đầu tiên trước khi thành lập Xí nghiệp tư nhân HAGL.

Đến giai đoạn đại chúng hóa (2002-2012), bất động sản trở thành ngành chủ lực trong chiến lược đa dạng hóa của HAGL. Trong đó, từ năm 2020, HAGL đã đầu tư vào CLB Bóng đá HAGL nhằm quảng bá thương hiệu HAGL trong và ngoài nước.

Năm 2010, HAGL tiếp tục tạo sự phấn khích cho các nhà đầu tư khi vượt mốc 3.000 tỷ lợi nhuận trước thuế và 2.430 tỷ đồng lãi sau thuế nhờ các khoản đầu tư bất động sản. Nhưng cũng chính từ đây đã đánh dấu một giai đoạn HAGL sóng gió cho đến ngày hôm nay.

Khi nền kinh tế tiếp tục khó khăn sau các gói giải cứu của chính phủ, thị trường bất động sản đóng băng khiến các khoản nợ của Bầu Đức ngày càng tăng thêm. Cuối năm 2010, số nợ vay của bầu Đức đã lên đến ngưỡng 5.800 tỷ đồng, trong khi các khoản phải thu tăng mạnh, dòng tiền chảy trong doanh nghiệp đã ở mức báo động so với quy mô của HAGL.

Thay vì cấu trúc theo hướng tin gọn, cắt giảm chi phí để tồn tại, ông Đoàn Nguyên Đức - người vốn đã nhiều lần thành công với những thương vụ đầu tư "tất tay", hào sảng lại chọn con đường khác, táo bạo hơn.

Quyết định cải tổ HAGL lần hai với phương án tách thành mô hình một công ty mẹ và 5 tổng công ty con. Ngành chủ lực khi đó là cao su, khoáng sản, bất động sản, thủy điện và sản xuất gỗ.

Sau khi trồng cây cao su, HAGL đã rút ra được những bài học quản trị để áp dụng vào hiện tại

Sau khi trồng cây cao su, HAGL đã rút ra được những bài học quản trị để áp dụng vào hiện tại

Đến năm 2012, nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, riêng HAGL của bầu Đức thì đã tăng nợ lên đến 16.000 tỷ đồng nợ vay, một con số khổng lồ thời điểm bấy giờ. Những khoản đầu tư dài hạn được tài trợ bằng vốn vay, rất nhiều trong đó là các khoản vay ngắn hạn đã nhanh chóng đưa HAGL đến bờ vực phá sản.

Năm 2013, bầu Đức bày tỏ quyết tâm với các cổ đông sẽ tập trung xử lý nợ xấu, tinh gọn theo chiều sâu, chấp nhận cắt bỏ cả ngành truyền thống nhưng ít cơ hội như ngành gỗ, đá, khoáng sản, bất động sản để tập trung cho mảng nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi bò và cây cao su.

Nhưng thật khó khăn khi hầu hết tài sản có được của bầu Đức lúc đó đều kém thanh khoản, không có gì ngoài hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp và một dự án bất động sản tại Myanmar.

Bầu Đức dần rút khỏi bất động sản, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, tập trung đầu tư nông nghiệp bao gồm các loại cây ăn trái, cao su, cọ dầu. Tuy nhiên, sau khi hợp tác với THACO, HAGL đã giảm dần cổ phần nắm giữ tại HAGL Agrico (HNG) và đến quý I/2021, báo cáo tài chính của HAGL đã không còn hiện diện HAGL Agrico với tư cách công ty con.

Như vậy, sau ba thập kỷ kinh doanh với đủ các ngành nghề, cuối cùng bầu Đức cũng đã trở lại với nghề kinh doanh gỗ, chiếc nôi nuôi dưỡng HAGL lớn mạnh từ những ngày đầu thập niên 90.

Có thể bạn quan tâm

  • Hành trình khởi nghiệp của ông bầu Đức

    Hành trình khởi nghiệp của ông bầu Đức

    04:29, 26/03/2021

  • Bầu Đức nhiều lần “cưỡi cọp”

    Bầu Đức nhiều lần “cưỡi cọp”

    04:13, 13/03/2021

  • Bầu Đức: Trong kinh doanh, đừng ai nói trước sẽ thắng!

    Bầu Đức: Trong kinh doanh, đừng ai nói trước sẽ thắng!

    03:08, 10/01/2021

  • Doanh nghiệp của Bầu Đức bị cơ quan thuế “tuýt còi”

    Doanh nghiệp của Bầu Đức bị cơ quan thuế “tuýt còi”

    10:16, 07/08/2020

  • [DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN TUẦN QUA] Mối lo của Sawaco, Trái cây, bầu Đức và khát vọng

    [DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN TUẦN QUA] Mối lo của Sawaco, Trái cây, bầu Đức và khát vọng "hồi sinh" của HAGL

    05:00, 10/11/2019

  • Trái cây, bầu Đức và khát vọng

    Trái cây, bầu Đức và khát vọng "hồi sinh" của HAGL

    00:00, 07/11/2019

  • Khi bầu Đức “xoay trục” sang nông nghiệp

    Khi bầu Đức “xoay trục” sang nông nghiệp

    22:30, 18/10/2019

  • “Bầu Đức” chia tay với bất động sản

    “Bầu Đức” chia tay với bất động sản

    07:10, 16/10/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sự trở lại của Bầu Đức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO