Trái cây, bầu Đức và khát vọng "hồi sinh" của HAGL

Diendandoanhnghiep.vn Bầu Đức đang từng bước cơ cấu lại bộ máy của HAGL, tập trung vào nông nghiệp trong đó mảng trái cây là sản phẩm chủ lực.

Trái cây chưa "cứu" được HAGL

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với cơ cấu doanh thu chỉ còn 4 mảng là trái cây, mủ cao su, bán sản phẩm và dịch vụ khác. Trong đó, mảng kinh doanh cốt lõi là trái cây đạt doanh thu 343 tỷ đồng.

Sơ chế chuối xuất khẩu tại Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế HAGL (HNG).

Sơ chế chuối xuất khẩu tại Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế HAGL (HNG).

Trên thực tế, cơ cấu kinh doanh của HAGL đã có dấu hiệu chuyển hướng tập trung vào mảng trái cây kể từ năm 2016. Bầu Đức cho rằng đây là hướng đi đúng đắn bởi sản phẩm trái cây có thị trường tiêu thụ rộng lớn, thời gian thu hoạch nhanh và hiệu quả kinh tế cao, giúp HAGL cân đối lại thanh khoản và vượt qua giai đoạn khó khăn về dòng tiền.

Theo ghi nhận trong hai năm 2017 và 2018, doanh thu từ trái cây đã chiếm lần lượt 33% và 54% tổng doanh thu của HAGL. 

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh mảng trái cây trong báo cáo tài chính quý III/2019 dường như chưa đạt được kì vọng khi có chiều hướng giảm sâu, biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 10%, thấp nhất từ trước tới nay. Con số này khi mới bắt đầu bán trái cây là 60%, nhưng 3 quý gần đây giảm xuống chỉ còn khoảng 35% và sang quý này đột ngột giảm sâu, xuống chỉ còn 10%.

Theo lý giải của HAGL, doanh thu trái cây giảm do Tập đoàn không còn hợp nhất doanh thu từ nhóm Công ty Đông Dương và Công ty cổ phần cao su Trung Nguyên. Bên cạnh đó, hơn 1.200 ha chuối đang trong giai đoạn thu hoạch tại Lào bị ngập lụt do hiện tượng thời tiết bất thường. Đồng thời, trong kỳ này Tập đoàn vẫn đang chủ động điều tiết mùa vụ, không thu hoạch nhiều so với cùng kỳ năm 2018.

"Lận đận và truân chuyên"

HAGL tiền thân là xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku và sau đó được chuyển đổi thành CTCP HAGL vào năm 2006. Công ty của bầu Đức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE năm 2008 với mã chứng khoán là HAG.

Sau đó, Bầu Đức nhanh chóng mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực và trở thành người "máu mặt" trong giới kinh doanh. Năm 2008 và 2009, mảng bất động sản đã giúp ông Đức trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán với khối tài sản quy ra tiền tương ứng là hơn 6,1 ngàn tỷ đồng và hơn 11,4 ngàn tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2008-2012, lĩnh vực bất động sản và xây dựng đóng góp khoảng 3.000 tỷ doanh thu mỗi năm cho HAGL, các dự án chủ yếu tại khu vực TP HCM.

Tuy nhiên, đến năm 2013, khi thị trường bất động sản khó khăn, bầu Đức đã dần thoái lui khỏi lĩnh vực này và chuyển hướng sang thủy điện, khai khoáng, nông nghiệp. Công ty bầu Đức đầu tư mạnh vào mía đường, cao su, cọ dầu, bò thịt... tuy nhiên đều không thành công.

Kết quả, bộ máy doanh nghiệp cồng kềnh với gần 40 công ty con cùng khoản nợ ngân hàng khổng lồ (hơn 26.000 ngàn tỷ đồng), HAGL sau đó đã lâm vào khủng hoảng tài chính. Năm 2016, HAGL gây choáng váng cho cổ đông với mức lỗ “khủng” tới 1.500 tỷ đồng.

Cùng với đó, giá cao su giảm mạnh, HAGL rơi vào khủng hoảng, đối diện với nhiều khó khăn, bị mất thanh khoản, mất khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn. Trong bối cảnh đó, HAGL đã cùng THACO thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhằm tận dụng và khai thác các thế mạnh của mỗi bên và đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược vào ngày 8-8-2018.

Theo đó THACO đã đầu tư vào HNG thông qua 35% vốn với số tiền 3.949 tỉ đồng và cho vay 2.464 tỉ đồng. Công ty THADI do THACO thành lập đã mua cổ phần 3 công ty con của HNG sở hữu 23.100 ha đất với số tiền là 7.626 tỉ đồng, đồng thời đã nhận nợ vay 2.500 tỉ và sẽ nhận nợ 3.500 tỉ. Đại Quang Minh góp vốn 65% theo thỏa thuận, sẽ ứng mua tiếp 35% đồng thời sẽ ứng vốn trả nợ đến hạn và chi phí đầu tư cho giai đoạn 2 là 8.155 tỉ đồng tại dự án HAGL Myanmar.

Hiện tại, nhóm cổ đông liên quan tới THACO đã sở hữu hơn 35% vốn của HAGL Agrico. Sau 1 năm, Thaco đã đầu tư tổng số tiền 22.194 tỉ đồng (gần 1 tỉ USD), giúp HAGL cơ bản ổn định dòng tiền và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp. 

Chia sẻ mới đây với đầy khát vọng, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL cho biết, với việc tái cấu trúc về tài chính và doanh thu cây ăn trái tăng trưởng nhanh thì đến giữa năm 2020 Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế HAGL (HNG) sẽ cân đối được thu chi trong đó có trả nợ tới hạn của ngân hàng và từng bước trả nợ dần cho THACO.

Cụ thể, diện tích trồng cây ăn trái của HNG đã tăng từ 18.675 ha lên 30.000 ha. Trong năm 2019, HNG sẽ xuất khẩu khoảng 300.000 tấn trái cây, đạt doanh thu khoảng 200 triệu USD. Năm 2020 dự kiến sản lượng xuất khẩu trái cây trên 400.000 tấn, đạt doanh thu khoảng 500 triệu USD và hướng đến 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2021.

Dự tính đến giữa năm 2020, HNG sẽ có lời và cú bắt tay giữa 2 doanh nghiệp quy mô lớn được kì vọng phát huy tối đa lợi thế mỗi bên đang đưa HNG trở lại đường đua và trở thành nhà sản xuất trái cây hàng đầu thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trái cây, bầu Đức và khát vọng "hồi sinh" của HAGL tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714139763 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714139763 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10