Đồng tiền Libra: Thách thức không nhỏ với các quốc gia

Nguyễn Long 01/07/2019 14:00

Theo TS. Hà Huy Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) tiền điện tử Libra là ứng dụng khá mới mẻ.

Đây là một thách thức đối với các ngân hàng TƯ và từ đấy là thách thức đối với các quốc gia. 

Theo lý giải của TS. Tuấn, đồng tiền nói lên chủ quyền của mỗi quốc gia cho nên việc Facebook đưa ra đồng tiền Libra là một thách thức đưa ra cho toàn cầu và của mỗi quốc gia.

Xác định được điểm tác động của đồng Libra

Để đối phó với đồng tiền điện tử của Facebook theo Phó Chủ tịch UBGSTCQG:

Thứ nhất, Việt Nam phải nhận thức được những thách thức sẽ xuất hiện với sự ra đời của đồng Libra.
Thứ hai, các cơ quan có liên quan phải tìm hiểu rất kỹ, theo dõi sát và phân tích tìm hiểu, đánh giá về Libra, bởi trên thực tế đồng tiền này mới chỉ dừng lại ở tuyên bố của Facebook, còn thực tế sản phẩm của nó được vận hành ra sao vẫn là dấu hỏi.

Thứ ba, phải đánh giá được tác động mà đồng Libra tạo ra và ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam. “Trong đấy có lượng người dùng Facebook lớn, sau có thể là người dùng Twitter, Instagram là điều chúng ta chưa biết được. Rất có thể những mạng xã hội khác cũng đưa ra những đồng tiền riêng của họ nữa. Đây là sự phát triển của CNTT, sự sáng tạo của con người, và không giới hạn”- TS. Hà Huy Tuấn cho biết.

Đồng quan điểm với TS. Hà Huy Tuấn, chuyên gia Phạm Xuân Hòe cho rằng: “Chúng ta cần phải nhớ rằng mỗi quốc gia có một đồng tiền riêng và được pháp luật thừa nhận, được ngân hàng trung ương bảo hộ. Như vậy, rõ ràng là để có giao dịch giữa đồng tiền của các nước với đồng Libra của Facebook thì sẽ đụng chạm rất nhiều với vấn đề chính sách.

Có thể bạn quan tâm

  • [Infographic] Những thách thức từ

    [Infographic] Những thách thức từ "quả bom" Libra

    05:57, 29/06/2019

  • Libra sẽ thách thức đồng bản tệ?

    Libra sẽ thách thức đồng bản tệ?

    11:01, 28/06/2019

  • Libra và tham vọng của Facebook

    Libra và tham vọng của Facebook

    06:05, 28/06/2019

Đối mặt ra sao với Libra?

TS. Hà Huy Tuấn tỏ ra thông cảm với việc đưa ra các chính sách mới của cơ quan nhà nước bởi các cơ quan này cần cân nhắc để cân đối rất nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt sự an toàn. Bởi thứ nhất, một trong những vai trò và chức năng của nhà nước là đảm bảo an toàn cho xã hội nói chung. Để đưa ra một pháp lý không ngăn cản sự phát triển CNTT nhưng đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống an ninh của quốc gia (tài chính, tiền tệ) rõ ràng sẽ mất nhiều thời gian.

Thứ hai, vai trò Nhà nước là hưởng thụ và đồng thời cũng là thụ động trước sáng tạo của doanh nghiệp cho nên để đưa ra một văn bản pháp quy thì nhà nước cần có thời gian để hiểu về công nghệ mới. Văn bản pháp quy phải mang tính ổn định, mang tính định hướng và đồng thời phải có một khuôn khổ đưa ra thời hạn sử dụng. Sản phẩm nay có thể thế này mai thế khác nhưng văn bản pháp quy không thể nhanh thế được vì sẽ gây mất tính ổn định trong xã hội.

Thứ ba, vậy thì pháp luật Việt Nam hiện có đang quá chậm so với thế giới không? “So với mặt bằng chung thì chúng ta vẫn đứng sau nhiều quốc gia về trình độ phát triển nên công bằng mà nói tôi không đánh giá là chậm, chúng ta khá cập nhật thông tin và sự chuyển động về mặt tư tưởng là hợp lý” - Phó Chủ tịch UBGSTCQG cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đồng tiền Libra: Thách thức không nhỏ với các quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO