Đột phá điều trị SARS-CoV-2 và cuộc chạy đua toàn cầu

CẨM ANH 20/05/2021 05:00

Hiện nay giới khoa học đang tiến hành đẩy nhanh các nghiên cứu để tìm ra cách thức chữa khỏi Covid-19 trong khi tiến hành tiêm chủng vaccine diện rộng.

Giáo sư Nigel McMillan, trưởng nhóm nghiên cứu liệu pháp điều trị

Giáo sư Nigel McMillan, trưởng nhóm nghiên cứu liệu pháp điều trị.

Mới đây, các nhà nghiên cứu Australia và Mỹ đã đạt được kết quả đột phá trong việc điều trị Covid-19 khi phát hiện ra liệu pháp có thể tiêu diệt 99,9% virus SARS-CoV-2 trong phổi của người bệnh. Theo Giáo sư Nigel McMillan, người đồng lãnh đạo nghiên cứu, cho biết, cơ chế này là một nhiệm vụ tìm kiếm và tấn công trực tiếp vào virus SARS-CoV-2 để tiêu diệt. 

Trên thế giới, hiện đã có những cách điều trị kháng virus như dùng thuốc Zanamivir và Remdesivir giúp làm giảm triệu chứng và bệnh nhân Covid-19 hồi phục nhanh hơn. Liệu pháp mới này đánh dấu phương pháp điều trị đầu tiên trực tiếp ngăn chặn virus.

Theo nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp virus "thế hệ tiếp theo" với công nghệ bất hoạt gene RNA để tấn công trực tiếp vào bộ gene của virus, khiến virus không thể phát triển và lây lan trong cơ thể người bệnh. Đây cũng là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu phát triển thành công các hạt nano và truyền vào cơ thể qua đường máu, để chúng tấn công virus.

Mặt khác, ông McMillan cho biết thêm, các hạt nano di chuyển đến phổi và sẽ xâm nhập thực sự vào toàn bộ tế bào phổi, nhưng chỉ tiêu diệt virus bên trong các tế bào. Những tế bào bình thường hoàn toàn không bị tổn hại với liệu pháp này.

Dự kiến, liệu pháp này sẽ mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho những bệnh nhân tiên lượng nặng do mắc Covid-19 bằng cách tiêm một mũi trong vòng 4-5 ngày. Đồng thời, mang lại hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 ở những nước điều kiện cơ sở vật chất hạn chế khi “các hạt nano này có thể bảo quản ổn định ở nhiệt độ 4 độ C trong 12 tháng và ở nhiệt độ phòng trong hơn một tháng. Cùng với đó, việc sản xuất hàng loạt cũng sẽ góp phần làm giảm chi phí.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc nhóm cho biết rằng họ chưa tiến hành bất cứ thử nghiệm nào trên người và kỳ vọng liệu pháp có thể được ra mắt sớm nhất vào năm 2023, tùy thuộc vào kết quả giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. 

Loại vaccine

Loại vaccine Pfizer đạt hiệu quả rất cao trong triển khai thực tế.

Cho đến thời điểm hiện tại, theo các nghiên cứu mới được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố, các loại vaccine Covid-19 có hiệu quả rất cao trong triển khai thực tế.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, một liều vaccine Pfizer hoặc Moderna có hiệu quả 80% trong ngăn ngừa Covid-19 không có triệu chứng. Hiệu quả lên tới 90% sau khi tiêm hai liều. Trong khi đó, nghiên cứu tại Israel cho thấy vaccine Pfizer có hiệu quả 94% trong phòng chống bệnh không có triệu chứng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy vaccine giúp giảm khả năng lây truyền virus.

Giờ đây, các nghiên cứu dựa trên chiến dịch tiêm chủng thực tế đã đưa ra bằng chứng rõ ràng hơn về tác dụng của vaccine và khả năng chống lại các biến thể mới.

Tương tự, các nhà khoa học cũng đã lập bản đồ tương tác giữa virus và protein của con người để hiểu được tế bào nào sẽ là mục tiêu tấn công của virus SARS-CoV-2. Điều này giúp cung cấp cách thức để hiểu cách virus chống lại hệ thống miễn dịch và gia tăng hiệu quả của các loại thuốc hiện có.

Mặc dù việc xuất hiện thêm các biến chủng đang làm cuộc chiến chống Covid-19 trên thế giới trở nên phức tạp hơn. Nhưng một điều đáng mừng là với sự tham gia tích cực của cộng đồng khoa học toàn cầu, các nghiên cứu và thử nghiệm vaccine cũng như các phương pháp điều trị đang được thực hiện với tốc độ kỷ lục với sự trợ giúp từ chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

Có thể nói, với nỗ lực tập thể từ các chính phủ, cho đến các viện nghiên cứu, học viện, tổ chức từ thiện, ngành công nghiệp dược phẩm và cộng đồng địa phương đã giúp các nước tiến gần đến việc phát triển các phương thức để điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19. 

Có thể bạn quan tâm

  • Biến chủng B.1.617 đã xuất hiện ở 11 ổ dịch COVID-19

    Biến chủng B.1.617 đã xuất hiện ở 11 ổ dịch COVID-19

    15:24, 16/05/2021

  • Cuộc chạy đua ngăn chặn biến chủng mới của virus SARS-CoV-2

    Cuộc chạy đua ngăn chặn biến chủng mới của virus SARS-CoV-2

    05:00, 15/05/2021

  • Xuất hiện chủng siêu lây nhiễm ở BV Bệnh Nhiệt đới TƯ có biến chủng Anh và Ấn Độ

    Xuất hiện chủng siêu lây nhiễm ở BV Bệnh Nhiệt đới TƯ có biến chủng Anh và Ấn Độ

    00:37, 08/05/2021

  • Biến chủng COVID-19

    Biến chủng COVID-19 "đột biến kép" từ Ấn Độ đã xuất hiện ở Việt Nam

    04:54, 30/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đột phá điều trị SARS-CoV-2 và cuộc chạy đua toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO