Dự án chống ngập 10.000 tỷ: Trung Nam khẳng định thông tin thay thế thép G7 bằng thép Trung Quốc là không đúng!

Nguyễn Phước 14/09/2018 15:09

Trung Nam cho biết, tất cả loại thép dùng theo các tiêu chuẩn tương đương và khi điều chỉnh cho đảm bảo kỹ thuật, giảm đi cho hạng mục cửa van là hơn 90 tỷ.

Liên quan đến dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, cho biết dù dự án đã hoàn thành 72% khối lượng, nhưng buộc phải tạm dừng thi công từ ngày 27/04 do gặp vướng mắc trong vấn đề giải ngân từ phía Ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • “Giải cứu” dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM

    “Giải cứu” dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM

    17:16, 03/07/2018

  • Dự án chống ngập 10.000 tỷ “đói” vốn: Các bên đùn đẩy trách nhiệm

    Dự án chống ngập 10.000 tỷ “đói” vốn: Các bên đùn đẩy trách nhiệm

    11:12, 03/06/2018

Nhà đầu tư khẳng định làm đúng

“Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chậm giải ngân là do Đơn vị Tư vấn giám sát Hợp đồng (viết tắt TVGSHĐ) của Dự án đã có một số nhận xét thiếu khách quan trong Hồ sơ xác nhận khối lượng thi công và chưa tuân thủ nguyên tắc làm việc mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã kết luận chỉ đạo tại Văn bản số 125/TB-VP ngày 05 tháng 03 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”, ông Tiến nhấn mạnh.

 “TVGSHĐ là Đơn vị Tư vấn ký Hợp đồng với đại diện Ủy ban nhân dân Thành phố để quản lý hợp đồng (không phải là Tư Vấn giám sát thi công công trình)”, ông Tiến nói thêm.

Trung Nam cho biết tất cả loại thép dùng theo các tiêu chuẩn nêu trên tương đương và khi điều chỉnh cho đảm bảo kỹ thuật, giảm đi cho hạng mục cửa van là hơn 90 tỷ

Trung Nam cho biết, tất cả loại thép dùng theo các tiêu chuẩn nêu trên tương đương và khi điều chỉnh cho đảm bảo kỹ thuật, giảm đi cho hạng mục cửa van là hơn 90 tỷ

Đặc biệt, theo Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam thì khi trả lời một số cơ quan truyền thông, TVGSHĐ đã bỏ qua nhiều nội dung quan trọng nên dễ tạo ra sự hiểu nhầm. Theo đó, TVGSHĐ  nêu “không thống nhất từ Thiết kế cơ sở  (TKCS) đến Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) và thực tế thi công” là chưa chính xác, chỉ có sự thay đổi giữa TKBVTC và TKCS, còn thực tế thi công hoàn toàn tuân thủ TKBVTC.

Trước cáo buộc chủ đầu tư tự ý thay thép G7 bằng thép Trung Quốc chất lượng kém, ông Tiến khẳng định đây là thông tin hoàn toàn không chính xác. Theo đó, Hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật chỉ định nhà sản xuất thép là không đúng với quy định của Luật Xây dựng nên Đơn vị Tư vấn thiết kế đã có công văn đính chính nhưng TVGSHĐ chấp nhận và lợi dụng việc này để cho rằng Nhà đầu tư đã thay đổi thép là dựa vào những căn cứ vốn dĩ chưa phù hợp quy định của pháp luật. Lẽ ra, TVGSHĐ nên có ý kiến với Nhà đầu tư khi phát hiện có nhầm lẫn trong thuyết minh chỉ dẫn kỹ thuật để điều chỉnh, hoàn thiện Hồ sơ Dự án thay vì viện dẫn Hồ sơ phụ có chi tiết chưa chính xác để thông tin sai lệch cho một số Cơ quan truyền thông.

“Trungnam BT 1547 khẳng định Bản vẽ thiết kế ghi chú và thể hiện rất đầy đủ. Trong thuyết minh chỉ dẫn kỹ thuật phục vụ giải thích, hướng dẫn thêm cho Bản vẽ thiết kế là có sơ xuất nhầm lẫn. Hợp đồng BT (Điều 10) Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký với Nhà đầu tư không có điều khoản nào hay ràng buộc nào là thép sử dụng cửa van phải là thép G7 , Châu Âu, Thép Mỹ , Thép Nhật , Thép Trung Quốc. (Danh mục đính kèm- số thứ tự 10). Việc chọn lựa vật liệu thép phôi tấm để nhập về gia công chế tạo cửa van là bất cứ thép nào miễn là đạt chuẩn kỹ thuật (đã có test thí nghiệm đầu vào thép cửa van). Nhà thầu mua thép Trung Quốc thì phải khai báo giá vật tư đầu vào là thép Trung Quốc chứ không phải là mua thép Trung Quốc khai báo giá thép G7 hay thép Nhật hay thép Mỹ…”, ông Tiến nói.

“Tất cả loại thép dùng theo các tiêu chuẩn nêu trên tương đương và khi điều chỉnh cho đảm bảo kỹ thuật, giảm đi cho hạng mục cửa van là hơn 90 tỷ”, Tổng Giám đốc Trung Nam nhấn mạnh.

Trungnam khẳng định Dự án không thiếu vốn, nhà đầu tư không có lỗi trong việc Dự án tạm dừng. Nguồn vốn dành cho Dự án đầy đủ và luôn có sẵn để giải ngân theo QĐ 2240 của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo Tổng Giám đốc Trung Nam thì trong Dự án có những hạng mục nhập thép của Nhật như: Thép INOX SUS323L làm cửa van cống Bến Nghé, thép cọc ống móng của Mương Chuối là thép của Nippon Steel - Nhật vì cọc ống này công nghệ của Nhật và nằm vĩnh viễn trong móng của công trình.  Cửa van như là tấm cửa thép đen sơn màu chống gỉ. Những thiết bị chính quan trọng của công trình Nhà đầu tư đều nhập từ Đức và Nhật như xi lanh nâng cửa van, các thiết bị điều khiển,… Nhà đầu tư đã nghiêm túc tuân thủ Hợp đồng khi nhập các thiết bị chính như bơm ABS từ Đức, xi lanh Bosch Rexrorth từ Đức, máy phát điện Cummins của Mỹ sản xuất tại Anh và các thiết bị của các hãng uy tín như Siemmens, ABB, Schneider,…

Tiết kiệm hơn 90 tỷ đồng

Liên quan đến những hạng mục cụ thể, ông Tiến cho biết đối với Cống Bến Nghé có cửa van chìm hoàn toàn trong nước, TKCS là thép SUS 304 (JIS G4304-2015) có cơ tính thấp, giới hạn chảy chỉ có 205 Mpa, để đảm bảo thì kết cấu cửa, bê tông, thiết bị phải tăng lên rất nhiều. Các công trình lớn tương tự như tại Nhật đã sử dụng vật liệu SUS 323L (JIS G4304-2015) có cơ tính cao, giới hạn chảy là 400Mpa… Vì vậy, Đơn vị Thiết kế đã tính toán và tối ưu hóa trong bước TKBVTC bằng cách điều chỉnh thép SUS 304 bằng thép SUS 323L.

Về chi phí, việc TVGSHĐ chỉ nói đến giá vật tư thép (70.000/140.000 VNĐ)  để so sánh là không đúng, riêng về trọng lượng thì nếu làm SUS304 cần 375 tấn – SUS 323L cần 315 tấn. Chi phí (bao gồm cả Vật tư + Nhân công + Ca máy) nếu dùng SUS304 là 53,72 tỷ - dùng SUS323L là 66,41 tỷ (tăng 12,69 tỷ).

“Cống Bến Nghé theo yêu cầu kiến trúc cho không gian xung quanh nên phải thiết kế loại cửa van cung xoay chìm vĩnh viễn trong nước, vì vậy đòi hỏi phải dùng lọai cửa van INOX, nhưng thiết kế tính toán SUS304 cần đảm bảo chịu lực lớn. Thay bằng INOX SUS323L để kết cấu cửa van nhỏ lại và khối lượng tổng thể cửa van giảm hơn, thiết bị và kết cấu công trình đi theo nhỏ hơn sẽ đảm bảo khả năng chịu lực. TVGSHĐ đưa ra đơn giá loại thép INOX SUS304 rẻ hơn loại thép SUS323L, nhưng không đề cập đến tổng khối lượng thép SUS323L ít hơn cùng chi phí nhân công ca máy”, ông Tiến nói.

Trung Nam khẳng định việc thay thế thép G7 bằng thép Trung Quốc trong Dự án chống ngập 10.000 tỷp/là không đúng.

Trung Nam khẳng định việc thay thế thép G7 bằng thép Trung Quốc trong Dự án chống ngập 10.000 tỷ là không đúng.

Với các cống còn lại, lý do thay đổi thép Inox SUS304 sang thép đen S355 (tiêu chuẩn Đức) hoặc Q345B (tiêu chuẩn TQ) hoặc SM490 A-B (tiêu chuẩn Nhật) hoặc Ạ72Gr.50 (tiêu chuẩn Mỹ) là do các cửa van phẳng có kích thước lớn nên khi treo cửa van lên cao để các phương tiện giao thông thủy qua lại sẽ như tấm gương phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông đường thủy. Nếu dùng cường độ thép thấp sẽ dẫn đến cửa van với kết cấu thép rất lớn, mối hàn nhiều không đảm bảo và và các thiết bị nâng đỡ cửa van, kết cấu bê tông tăng theo. Thép đen không phản xạ ánh sáng, với các tiêu chuẩn như trên thì cường độ thép cao, đảm bảo khả năng chịu lực tốt, an toàn hơn.

Cũng theo ông Tiến, với sự thay đổi này, thép đen sẽ được sơn 3 lớp bằng loại sơn International cho tàu thủy vận tải lớn chống gỉ sét ăn mòn của hãng AkzoNobel - nước Anh. Các nước tiên tiến trên thế giới như Đức, Hà Lan... tất cả cửa van phẳng khẩu độ lớn không công trình nào dùng thép INOX SUS304 và đều dùng thép đen có sơn. Đối với cống Mương Chuối và cống Phú định ngay trong bước TKCS là dùng thép đen. Riêng các cửa van âu thuyền nhỏ và ngâm vĩnh viễn trong nước nên vẫn dùng loại cửa van INOX SUS 304 để không phải sơn lại sau nhiều năm.

“Tất cả loại thép dùng theo các tiêu chuẩn nêu trên tương đương và khi điều chỉnh cho đảm bảo kỹ thuật, giảm đi cho hạng mục cửa van là hơn 90 tỷ”, Tổng Giám đốc Trung Nam nhấn mạnh.

Trungnam Group cũng khẳng định Dự án không thiếu vốn, nhà đầu tư không có lỗi trong việc Dự án tạm dừng. Nguồn vốn dành cho Dự án đầy đủ và luôn có sẵn để giải ngân theo QĐ 2240 của Ngân hàng Nhà nước. “Vấn đề nằm ở chỗ TVGSHĐ ký xác nhận giá trị hoàn thành, tuy nhiên trong văn bản ký luôn kèm theo các ý kiến riêng thiếu cơ sở của mình. Sở Tài chính cũng nêu rõ là TVGSHĐ không thực hiện đúng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM nên Sở không thể ký xác nhận tại văn bản 2903/STC-ĐTSC ngày 14/05/2018. Sau đó, TVGSHĐ đã ký lại tổng hợp các đợt tại văn bản HTFC-SCFC/LO-18-041 ngày 27/06/2018. Vì vậy, BIDV dừng giải ngân vì không có biểu mẫu 02A để Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho Dự án”, ông Tiến khẳng định

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự án chống ngập 10.000 tỷ: Trung Nam khẳng định thông tin thay thế thép G7 bằng thép Trung Quốc là không đúng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO