DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 21/11/2022 03:45

Thời kỳ gia tăng năng suất bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư đã qua và khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực khác như công nghệ và nguồn nhân lực.

>>>Diện mạo kinh tế năm 2023: Đổi mới để tạo đột phá

Năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nếu năng suất thấp sẽ là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững. Do đó, thúc đẩy tăng trưởng năng suất hiện đang là mục tiêu quan trọng được Việt Nam chú trọng. Đặc biệt là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp - khu vực đóng vai trò quyết định tới nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, đáng lưu ý là doanh nghiệp kinh tế tư nhân - khu vực chiếm tỷ trọng đầu tư xấp xỉ 60% trong tổng số đầu tư toàn bộ nền kinh tế.

tăng năng suất lao động thời gian qua chủ yếu vẫn do tăng cường vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp. Vốn vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động kinh tế thông dụng lao động.

Tăng năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua chủ yếu vẫn do tăng cường vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp.

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho biết, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong đó có kinh tế tư nhân đã tăng trưởng nhanh chóng, từ 0,8 triệu tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên gần 29 triệu tỷ đồng năm 2021. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân đóng góp vô cùng lớn với khoảng 0,3 triệu tỷ đồng năm 2010 tăng lên 1,7 triệu tỷ đồng vào năm 2021.

Bên cạnh đó, hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), nếu năm 2010 khu vực kinh tế nhà nước cần 9,8 đồng để tạo ra 1 đồng GDP thì khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần sử dụng 4,3 đồng để tạo ra 1 đồng GDP cho thấy khu vực tư nhân sử dụng vốn hiệu quả hơn.

“Tuy nhiên xu hướng này đảo ngược giai đoạn dịch bệnh vừa qua, khi mà khu vực kinh tế nhà nước vẫn duy trì mức 10 đồng vốn cho 1 đồng GDP thì khu vực tư nhân lại cần đến 23 đồng”, Giám đốc điều hành Economica VietNam nhấn mạnh.

Như vậy, mặc dù sử dụng nguồn vốn “khổng lồ” với mức tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên điều đáng nói là, trong 2 năm vừa qua, tốc độ tăng năng suất lao động liên tục giảm, sự đóng góp của TFP vào GDP cũng giảm theo.

Do đó, Chuyên gia Lê Duy Bình nhấn mạnh đây là điều cần phải đảo ngược, thay đổi để giúp doanh nghiệp “vượt sóng”.

Giám đốc điều hành Economica VietNam nhận định: “Thời kỳ dựa vào tăng trưởng nguồn vốn để tăng năng suất đã qua rồi. Sự suy giảm của hệ số ICOR đầu tư tư nhân trong hai năm vừa qua có thể là chỉ dấu báo hiệu thời kỳ gia tăng sản lượng chỉ bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư đã qua và khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực khác để đóng góp cho gia tăng sản lượng, gia tăng tăng trường như công nghệ và nguồn nhân lực”.

Theo ông Lê Duy Bình, hệ số ICOR xấu đi của đầu tư tư nhân trong hai năm vừa qua cũng có tác động của đại dịch Covid-19, của quy luật hiệu quả lợi nhuận cận biên giảm dần, của điểm tới hạn của mô hình dựa chủ yếu vào đóng góp của yếu tố đầu vào là vốn mà không chú trọng tới các yếu tố khác.

“Nó cũng đồng thời làm dấy lên câu hỏi liệu các nguồn vốn đầu tư tư nhân như đã đăng ký, thống kê đã thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản lượng và giá trị gia tăng cho nền kinh tế hay không? Cách thức phân bổ, bơm vốn như thời gian qua đã hợp lý chưa? Đã đến được các doanh nghiệp cần nó nhất chưa?”, ông Bình đặt vấn đề.

>>>Động lực tăng trưởng năng suất giai đoạn mới

Đồng thời cho rằng, câu hỏi chúng ta phải trả lời năm 2023 là đưa nguồn vốn ít ỏi tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. “Cần có biện pháp nào để các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn trước sự chèn lấn, lấn át của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn”, Giám đốc điều hành Economica VietNam chia sẻ.

2 năm vừa qua, tốc độ tăng năng suất lao động liên tục giảm, sự đóng góp của TFP vào GDP cũng giảm theo.

2 năm vừa qua, tốc độ tăng năng suất lao động liên tục giảm, sự đóng góp của TFP vào GDP cũng giảm theo.

Khẳng định đầu tư tư nhân cần chiến lược mới trong bối cảnh mới, trong nguy có cơ, ông Lê Duy Bình cho rằng cần những động lực mới cho khu vực này.

Do vai trò của đầu tư tư nhân trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng với tỷ trọng đầu tư tư nhân chiếm tới xấp xỉ 60% trong tổng số vào năm 2021, hiệu quả của đầu tư tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

“Mục tiêu nhằm tăng tổng đầu tư toàn xã hội, tăng đầu tư, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò quan trọng, cần được gắn liền với các mục tiêu khác về hiệu quả đầu tư, về gắn tăng trưởng về vốn với các yếu tố động lực tăng trưởng khác như nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực”, ông Lê Duy Bình chia sẻ.

Trên thực tế, mô hình tăng trưởng của Việt Nam được đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào gồm vốn, lao động, tài nguyên. Đóng góp của TFP - năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở cùng giai đoạn phát triển.

Đặc biệt, tăng năng suất lao động thời gian qua chủ yếu vẫn do tăng cường vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp. Vốn vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động kinh tế thông dụng lao động.

Do đó, đồng quan điểm với chuyên gia Lê Duy Bình, ngày càng có nhiều chuyên gia cùng các nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ, kinh tế số là động lực tăng trưởng năng suất cũng là tăng trưởng kinh tế mới. Nói như GS.TS. Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trong bối cảnh hiện nay, kinh tế số là động lực tăng trưởng mới trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

“Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, cần có bản chiến lược khung cho việc chuyển đổi số, tạo các điều kiện căn bản để thu hút được nguồn vốn dành cho đầu tư số hóa nền kinh tế, cụ thể là hạ tầng và dịch vụ số”, ông Trần Thọ Đạt nhấn mạnh.

Vị chuyên gia đồng thời cho rằng cần đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo gắn chặt với số hóa, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, cải thiện sự sẵn sàng đối với kỷ nguyên công nghệ số, liên kết chặt chẽ với khu vực FDI.

Có thể bạn quan tâm

  • Động lực tăng trưởng năng suất giai đoạn mới

    03:00, 16/11/2022

  • Tăng năng suất lao động: Bắt "bệnh" để "điều trị"

    04:00, 15/08/2022

  • Năng suất lao động là thách thức lớn nhất của top 500 doanh nghiệp tư nhân

    01:00, 14/08/2022

  • Trải nghiệm và năng suất

    12:19, 03/07/2022

  • Năng suất lao động “níu giữ” nền kinh tế

    11:30, 29/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO