DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư

THY HẰNG 24/11/2022 03:30

Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn, Việt Nam tiếp tục tăng cường phát triển kinh tế xanh, coi kinh tế xanh là động lực thu hút đầu tư.

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho biết, sau hơn 2 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, bất chấp Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam vẫn xuất khẩu sang EU tương ứng hơn 35,1 tỷ USD và hơn 40 tỷ USD.

các doanh nghiệp châu Âu đó là đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xanh, bao gồm sơ đồ về năng lượng đây là vấn đề mà Việt Nam cần phải làm quyết liệt để chuyển đổi hạ tầng của mình đến đắp ứng được xu thế mới

Doanh nghiệp châu Âu quan tâm đầu tư vào hạ tầng xanh, bao gồm sơ đồ về năng lượng.

Cùng với đó, ở châu Âu hiện nay có xu hướng tiêu dùng mới đó là xu hướng tiêu dùng quan tâm nhiều đến môi trường, xã hội, doanh nghiệp nhiều hơn. Đây là xu hướng mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn châu Âu cần nắm bắt. Những điều kiện mà chúng ta cần đạt được để bán hàng cho các doanh nghiệp châu Âu hay người tiêu dùng châu Âu đón nhận.

“Một số khảo sát cho thấy 72% người dùng châu Âu quan tâm đến chất lượng dịch vụ khách sạn phẩm liên quan đến môi trường”, ông Nguyễn Hải Minh nói.

Đáng lưu ý, các doanh nghiệp đánh giá, Việt Nam vẫn là nơi hấp dẫn, nằm trong tầm ngắm là địa điểm để mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp châu Âu.

Tuy nhiên, khoảng 55% thành viên Eurocham nhận định, Việt Nam đã cải thiện đáng kể khả năng thu hút và duy trì vốn FDI. Mặc dù Việt Nam vẫn là nền kinh tế đang phát triển, nhưng Chính phủ rất nỗ lực và quyết tâm theo đuổi triển vọng kinh tế tăng trưởng xanh. Vì vậy, gần 90% thành viên Eurocham mong muốn, Việt Nam nên tăng cường phát triển kinh tế xanh, coi kinh tế xanh là động lực thu hút vốn FDI.

“Khi đầu tư sang Việt Nam thế mạnh của các doanh nghiệp châu Âu đó là đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xanh, bao gồm sơ đồ về năng lượng đây là vấn đề mà Việt Nam cần phải làm quyết liệt để chuyển đổi hạ tầng của mình đến đắp ứng được xu thế mới”, ông Minh nhận định.

Cùng quan điểm về ưu tiên phát triển xanh, ông Nguyễn Quang Huân, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quốc hội đánh giá, nếu chúng ta không phát triển xanh, thì xả thải càng ảnh hưởng đến tỷ trọng nền kinh tế, đến một lúc nào đó, thị trường tín chỉ carbon theo Luật bảo vệ tài nguyên môi trường, thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không được ưa chuộng trên thế giới.

“Đây là áp lực rất cụ thể, không chỉ quyết tâm của các nhà chính trị, các nhà môi trường để giảm thải, mà còn đánh vào yêu cầu của doanh nghiệp. Khi đó, Việt Nam cũng khó có thể kêu gọi thế giới giúp chúng ta trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, trong khi đây mới là vấn đề phải tiêu tốn nhiều chi phí”, ông Huân phân tích.

Đồng thời cho rằng, nhiều ngành nghề lĩnh vực cần phải tham gia vào quá trình này như ngành năng lượng, bao gồm xi măng (đốt than ở các lò xi măng), hay giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và xả thải trong quá trình sản xuất công nghiệp. Hầu như tất cả mọi lĩnh vực trong ngành kinh tế đều có thể tham gia vào quá trình phát triển xanh.

Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quốc hội cho rằng, nếu đi theo lộ trình Net Zero, thì đến 2050, Việt Nam sẽ phát thải khoảng hơn 100 triệu tấn.

“Mục tiêu này có vẻ tham vọng, nhưng khi đó chúng ta sẽ có nền kinh tế xanh. Để làm được việc này, cần có sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của quốc tế không chỉ về đồng vốn, mà cả về công nghệ. Nhưng căn bản nhất là doanh nghiệp phải có tinh thần tự cứu mình, chủ động, cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chúng ta sẽ đạt được sự nghiệp thay đổi công nghệ và phát triển xanh”, ông Huân kỳ vọng.

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất

>>>KINH TẾ 2023: Doanh nghiệp nông nghiệp thích ứng trước bối cảnh mới

Các báo cáo cập nhật kinh tế toàn cầu gần đây đều đánh giá cao chất lượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực về chất lượng, bởi các dự án này phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững của Việt Nam.

áo cập nhật kinh tế toàn cầu gần đây đều đánh giá cao chất lượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực về chất lượng, bởi các dự án này phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Chất lượng của dòng vốn FDI đã có sự thay đổi tích cực về chất lượng, các dự án này phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững của Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ cuối năm 2021, đã có sự dịch chuyển về chất lượng của các dự án, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam, như nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của Lego, nhà máy sử dụng 100% năng lượng tái tạo của tập đoàn Pandora.

Do đó, để lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh cùng với thực hiện các cam kết thương mại quốc tế, theo Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng phải bám sát vào chức năng của các chính sách thương mại.

Cụ thể hơn, chính sách phải nhắm tới mặt hàng và thị trường làm sao để thúc đẩy thị trường, mở rộng và xâm nhập thị trường, cùng đó là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhở và vừa, hỗ trợ các ngành mới đặc biệt là các ngành kinh tế xanh, tăng trưởng xanh.

Cùng đó, cơ quan chức năng cũng cần rà soát lại các mặt hàng, bởi các thị trường như EU… đang đi rất nhanh trong việc chuyển đổi xanh. Các chính sách cần thích ứng với các xu hướng mới đồng thời mở rộng thị trường, tạo động lực phát triển các sản phẩm xanh, qua đó hỗ trợ thị trường và đầu tư cho công nghiệp mới nhằm đáp ứng cho yêu cầu chuyển đổi xanh.

Cho rằng, không chỉ vấn đề của nguồn lực và thương mại mà ở Việt Nam việc thiết kế là yếu tố rất quan trọng để thực hiện kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, theo vị chuyên gia này, thiết kế ở đây không chỉ thiết kế sản phẩm và quy trình mà là quy hoạch lại các ngành, các vùng làm sao để thực hiện kinh tế tuần hoàn.

“Phải liên kết nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, nhà tư vấn, nhà khoa học và ngân hàng mới huy động được lực lượng tổng hợp,” tiến sỹ Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế

    01:00, 23/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất

    03:45, 21/11/2022

  • Diễn đàn Kinh tế 2023 – Cùng doanh nghiệp “vượt sóng”

    11:02, 20/11/2022

  • KINH TẾ 2023: Doanh nghiệp nông nghiệp thích ứng trước bối cảnh mới

    17:11, 17/11/2022

  • KINH TẾ 2023: Giải pháp cho đầu tư tư nhân hiệu quả trong bối cảnh mới

    15:46, 17/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO