DỰ BÁO 2023: (Kỳ 4) Mở rộng không gian cho mô hình kinh tế mới

THY HẰNG 25/11/2022 00:03

Mở rộng không gian cho các mô hình kinh tế mới là điểm đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các Bộ ngành, địa phương, đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp,  TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM chỉ ra một điểm quan trọng, việc thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực về chuyển đổi số là yếu tố quan trọng trong bối cảnh ứng dụng các thành tựu của cuộc Công nghệ 4.0.

việc thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực về chuyển đổi số là yếu tố quan trọng trong bối cảnh ứng dụng các thành tựu của cuộc Công nghệ 4.0.

Việc thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực về chuyển đổi số là yếu tố quan trọng trong bối cảnh ứng dụng các thành tựu của cuộc Công nghệ 4.0.

Do đó, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế số tại Việt Nam là xu thế phát triển của Việt Nam và của các nền kinh tế trên thế giới. Do đó, cần phải coi trọng và nghiên cứu các vai trò của nguồn lực dữ liệu. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2014 có 6 cơ sở dữ liệu quốc gia làm nền tảng xây dựng chính phủ điện tử, nhưng hiện nay việc xây dựng các cơ sở dữ liệu này và kế hoạch kết nối, chia sẻ với các cơ quan bộ ngành vẫn cần phải được nghiên cứu.

Không chỉ khó khăn với riêng kinh tế số. Trên thực tế thời gian qua, mặc dù đã có chủ trương và luôn nhấn mạnh mở rộng không gian cho các hoạt động kinh tế mới, thậm chí nói rõ trong Đề án cơ cấu lại nền kinh tế và gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhưng TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, thực tế còn nhiều khó khăn. Và đây là điểm đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các Bộ ngành, địa phương, đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Bà Minh cho biết, Chính phủ đã ban hành cơ sở ban đầu để thực thi các mô hình kinh tế mới như kinh tế ban đêm, Đề án về kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… Đây là điểm quan trọng để tạo ra cơ chế về thể chế, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có cơ chế để thực thi. Nhưng để đưa vào thực tế vẫn sẽ còn nhiều khó khăn.

Trên thực tế, các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế đêm và kinh tế số là dạng thức và mô hình hoạt động phát triển mới, là xu hướng phát triển hiện đại mang tính chất chiến lược của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên thể chế cho các mô hình mới này của khá dè dặt.

Do đó, giới chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn mở cửa cho các loại hình này. Thậm chí, GS. TS Nguyễn Danh Sơn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam còn cho rằng cần tính tới sự gắn kết kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.

Theo đó, thực hiện kinh tế tuần hoàn trong môi trường số. Kinh tế tuần hoàn khi được số hóa sẽ trở thành cách thức mới để phát triển bền vững, “xanh” cả về quy mô, mức độ và tốc độ. Trong bối cảnh phát triển của nước ta, sự gắn kết này là nước đi ban đầu, cần thiết và tất yếu trong quá trình tiến tới kinh tế tuần hoàn số.

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất

PGS.TS Nguyễn Danh Sơn khuyến nghị, cần tăng cường nhận thức về kinh tế tuần hoàn số cùng với kinh tế số, nhất là đối với doanh nghiệp. Nhà nước có trách nhiệm chính về chính sách và thể chế: cần sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan, thay đổi các công cụ quản lý, nhất là các công cụ kinh tế như thuế, phí, quỹ, tài chính, tín dụng,… để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, cung cấp; Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo nguồn lực cho phát triển theo hướng “xanh”, tuần hoàn.

Chính phủ đã ban hành cơ sở ban đầu để thực thi các mô hình kinh tế mới như kinh tế ban đêm, Đề án về kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Chính phủ đã ban hành cơ sở ban đầu để thực thi các mô hình kinh tế mới như kinh tế ban đêm, Đề án về kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Cùng với việc phát triển công nghiệp môi trường dựa trên nền tảng số, phải kết nối xây dựng nền tảng số kinh tế số và kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở chủ trương và định hướng chung về chuyển đổi số quốc gia, cần thiết bổ sung nội dung về chuyển đổi số ngành công nghiệp môi trường, trong đó, xây dựng nền tảng số là trọng tâm cốt lõi, để có thể sớm kết nối và hội nhập với nền tảng số ngành công nghiệp cũng như của quốc gia.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cũng đánh giá kinh tế đêm cần dược “thắp sáng”. Trước đó, tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg, phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đề án này là khung chính sách để các cơ quan, tổ chức ở các cấp, ngành, địa phương triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về phát triển kinh tế đêm trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn cả nước thời gian tới.

PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tại nhiều nước, kinh tế ban đêm là “con gà đẻ trứng vàng”, nhưng ở Việt Nam lại chưa thật sự phát triển. 

Có thể bạn quan tâm

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư

    03:30, 24/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế

    01:00, 23/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất

    03:45, 21/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DỰ BÁO 2023: (Kỳ 4) Mở rộng không gian cho mô hình kinh tế mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO