DỰ BÁO 2023: (Kỳ 6) Chính sách tín dụng đặc biệt cho nhà ở xã hội

THY HẰNG 28/11/2022 01:28

Chuyên gia nhấn mạnh, cần có chính sách tín dụng đặc biệt cho thị trường bất động sản, đặc biệt là các dự án phù hợp với nhu cầu chung của đại chúng như nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp.

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 5) Phát triển “sếu đầu đàn” lĩnh vực du lịch

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, khó khăn về sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản còn đến từ việc thủ tục pháp lý bị vướng, hàng nghìn dự án trên cả nước gần như không được phê duyệt từ tục đầu tư, đặc biệt là việc phê duyệt giá đất, nghĩa vụ tài chính nộp tiền sử dụng đất đang gặp rất nhiều vấn đề do các chính sách bộc lột các dấu hiệu của sự lạc hậu, chồng chéo mâu thuẫn.

Cần chính sách cho nhà ở xã hội.

Cần chính sách cho nhà ở xã hội.

“Các giao dịch ở thị trường bất động sản rất thấp, rất yếu, các doanh nghiệp gần như không có thanh khoản, không doanh thu, các hoạt động phải tạm dừng, giảm doanh số giao dịch qua đó các doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ khủng hoảng rất cao”, ông Đính bày tỏ lo ngại.

Phó Chủ tịch VNREA cho biết nếu không có những sự điều chỉnh, điều tiết bằng chính sách vĩ mô thì với vấn đề của thị trường như hiện nay, với sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản như hiện nay, bước vào năm 2023 thì thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đối mặt với các khó khăn, tạo ra rất nhiều những hệ lụy với nền kinh tế.

Nói về giải pháp vực dậy thị trường, ông Đính kiến nghị trong thời gian chờ sửa đổi các luật, cần thiết phải có những sự tháo gỡ với những cơ chế đặc thù cho các dự án đang “nằm chờ” phê duyệt.

Ông bày tỏ tin tưởng rằng Chính phủ cũng đang có những động thái rất quyết liệt để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường bất động sản. “Chúng tôi mong muốn có những động thái cụ thể hơn để có những chính sách quyết liệt giải quyết các vướng mắc của các dự án bất động sản hiện nay”, ông Đính nói.

Phó Chủ tịch VNREA kiến nghị có chính sách tín dụng đặc biệt cho thị trường bất động sản, đặc biệt là các dự án cấp thiết cho xã hội, các dự án để khuyến khích các nguồn hàng phù hợp với nhu cầu chung của đại chúng như nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp.

Đồng quan điểm về vấn đề này, TS Vũ Tiến Lộc, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, để phát triển thị trường bất động sản trước hết cần giải quyết nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội cho những người có thu nhập thấp. 

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 4) Mở rộng không gian cho mô hình kinh tế mới

>>>DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư

Trong đó cần xác định lại những ưu đãi trong kinh doanh bất động sản cũng như tháo gỡ các điểm nghẽn và có các chính sách ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp ở phân khúc này...

Việc bố trí nguồn vốn ngân sách cho các chương trình nhà ở còn hạn chế, chưa kịp thời...

Việc bố trí nguồn vốn ngân sách cho các chương trình nhà ở còn hạn chế, chưa kịp thời.

Về vấn đề này, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mặc dù cho biết các tổ chức tín dụng đã triển khai cho vay đối với nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp với dư nợ đến nay là 24.302 tỷ đồng. Nhưng tín dụng đối với nhà ở xã hội còn thấp do nguồn cung còn khan hiếm, do đó việc tiếp cận khách hàng, dự án tốt, có hiệu quả còn khó khăn; Việc bố trí nguồn vốn ngân sách cho các chương trình nhà ở còn hạn chế, chưa kịp thời...

Trong thời gian tới, hưởng ứng chương trình xây dựng tối thiểu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và triển khai nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực hưởng ứng, hỗ trợ thúc đẩy triển khai chương trình xây dựng tối thiểu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Đặc biệt, các ngân hàng sẽ ưu tiên hướng dòng vốn tín dụng và có các chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất dành cho dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khả thi, có hiệu quả cao; Tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP đối với đối tượng chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 5) Phát triển “sếu đầu đàn” lĩnh vực du lịch

    03:00, 26/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 4) Mở rộng không gian cho mô hình kinh tế mới

    00:03, 25/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 3) Kinh tế xanh – động lực thu hút đầu tư

    03:30, 24/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 2) Đối sách cho tương lai nền kinh tế

    01:00, 23/11/2022

  • DỰ BÁO 2023: (Kỳ 1) Động lực mới cho tăng trưởng năng suất

    03:45, 21/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DỰ BÁO 2023: (Kỳ 6) Chính sách tín dụng đặc biệt cho nhà ở xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO