Dự báo tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam nửa cuối năm 2021

LINH NGA 28/06/2021 04:00

Một số quốc gia có kế hoạch mở cửa nền kinh tế vào đầu quý III/2021. Kỳ vọng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2021.

dfd

Chuyên gia của VNDIRECT dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 lên 15%.

Theo ông Đinh Quang Hinh - chuyên gia phân tích của VNDIRECT, một số quốc gia có kế hoạch mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào đầu quý III/2021. Ông cho rằng, triển vọng kinh tế thế giới đang tươi sáng hơn. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) được công bố vào tháng 4 năm 2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 lên 6,0% từ mức dự báo 5,5% trong báo cáo hồi tháng 1.

Trong đó, IMF dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm 2021 (cao hơn mức 5,1% theo dự báo trước đó) và nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2021 lên 8,4%, từ mức dự báo trước đó là 8,1%. Triển vọng tươi sáng cho bức tranh kinh tế thế giới trong năm nay là nhờ sự khẩn trương của các nước trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng ngừa COVID19 đại trà và chính sách tài khóa mở rộng.

Các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh kế hoạch tiêm vắc xin nhằm chống lại đại dịch COVID-19. Một số quốc gia nổi bật trong tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc và Đức.

Cụ thể, trong TOP 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Canada có tỷ lệ dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin COVID-19 cao nhất (61,6%), sau đó là Anh (59,4%), Mỹ (50,9 %), Đức (45,1%), Ý (43,1%), Pháp (41,2%) và Trung Quốc (ước tính khoảng 36,0%).

Nhờ có vắc xin, một số quốc gia đang có kế hoạch mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào đầu quý III/2021 và điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô, hàng hóa và các sản phẩm tiêu dùng.

Nhiều quốc gia từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp diễn. Đơn cử, Italia sẽ bắt đầu cho phép ngành công nghiệp sản xuất hoạt động trở lại từ ngày 4/5 trong kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa và mở cửa trường học vào tháng 9. Bỉ cũng công bố kế hoạch mở lại các doanh nghiệp và trường học giữa tháng 5 và nhà hàng là từ ngày 8/6. Còn Ấn Độ, Iran, Israel khởi động lại các doanh nghiệp tại những khu vực có nguy cơ bùng phát Covid-19 thấp. Chính phủ Australia, New Zealand cùng lúc chuẩn bị mở cửa dần nền kinh tế và một số địa phương thận trọng nới lỏng lệnh phong tỏa.

"Do đó, kỳ vọng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2021. Dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 lên 15%" - ông Hinh nói.

Trên thực tế, bước sang quý II/2021, khi dịch COVID-19 không quá căng thẳng như trước đó, Châu Âu (EU) dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa thông thương thuận tiện hơn. Nền kinh tế các quốc gia thuộc EU khởi sắc là một trong những nhân tố hỗ trợ hàng hóa Việt Nam (đặc biệt là nông, thủy sản) xuất khẩu sang thị trường này bật tăng trở lại.

Đơn cử trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu vải thiều của Hải Dương và Bắc Giang vẫn diễn ra thuận lợi. Theo Cục xuất nhập khẩu Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), gần 1 tuần sau lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Cộng hoà Czech (thuộc EU), ngày 12/6, 1 tấn vải thiều tiếp tục được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không... Điều đáng nói, đây là lô hàng đặc sản vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát triển.

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) việc triển khai rộng rãi và nhanh chóng tiêm vaccine chống dịch Covid- 19 ở Hoa Kỳ và gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này đã thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 6,5% trong quý I/2021. Do vậy, các đơn hàng thủy sản gia tăng không chỉ ở lĩnh vực bán lẻ mà cả ở phân khúc dịch vụ thực phẩm, nhà hàng, khách sạn. Dự báo nhập khẩu thủy sản của thị trường Hoa Kỳ năm 2021 sẽ tăng 6% về khối lượng đạt 2,9 triệu tấn, giá trị tăng 9% đạt 23,3 tỷ USD, cao hơn cả mức nhập khẩu của những năm trước đại dịch.

Ngoài thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cũng lạc quan xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà cung cấp đồ gỗ nội thất lớn nhất tại thị trường Hoa Kỳ trong 5 tháng/2021 đạt kim ngạch 3,5 tỷ USD trên tổng 6,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành này...

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành gỗ xuất khẩu kỷ lục, do đâu?

    Ngành gỗ xuất khẩu kỷ lục, do đâu?

    11:00, 16/06/2021

  • Xuất khẩu thủy sản dự báo khởi sắc từ việc Mỹ và EU kiểm soát được dịch

    Xuất khẩu thủy sản dự báo khởi sắc từ việc Mỹ và EU kiểm soát được dịch

    03:45, 28/05/2021

  • Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm

    Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm

    11:00, 27/05/2021

  • Xuất khẩu nông sản tắc do thiếu kho lạnh

    Xuất khẩu nông sản tắc do thiếu kho lạnh

    04:00, 24/05/2021

  • Doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc dồi dào đơn hàng

    Doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc dồi dào đơn hàng

    01:00, 22/05/2021

  • Tìm cơ hội cho xuất khẩu thủy sản trong làn sóng Covid mới

    Tìm cơ hội cho xuất khẩu thủy sản trong làn sóng Covid mới

    04:00, 20/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự báo tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam nửa cuối năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO