Doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc dồi dào đơn hàng

Diendandoanhnghiep.vn Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 9,7 tỷ USD (+10,7% so với cùng kỳ) trong giai đoạn 4 tháng đầu năm 2021 do sự phục hồi mạnh mẽ tại Mỹ, thị trường xuất khẩu chính.

sfa

Ở thời điểm hiện tại, phần lớn doanh nghiệp may trong ngành đã có đơn hàng đến hết quý III/2021, nhiều doanh nghiệp có đơn hàng cho cả năm 2021.

Ngành may mặc Việt Nam phục hồi 19,1% so với cùng kỳ và tận dụng lợi thế của khối thị trường CPTPP mới (có hiệu lực từ tháng 1/2019) - tăng 21,2% so với cùng kỳ.

Những con số đáng khích lệ trên của ngành đã phản ánh sự cải thiện đáng kể trong tháng 4/2021, khi tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đạt 84% so với cùng kỳ trong khi EU tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái - YoY so với mức thấp vào tháng 4/2020 (sự thiếu hụt nguồn cung vải từ Trung Quốc, khiến các đơn đặt hàng bắt đầu bị hủy). Theo nhóm phân tích của CTCK SSI, quý 2/2020 và quý 3/2020 là các quý tồi tệ nhất trong năm vì nhiều đơn đặt hàng bị hủy, dự đoán sự phục hồi mạnh mẽ này sẽ duy trì đến  quý 3/2021. Hầu hết các công ty có đủ đơn đặt hàng để sản xuất đến hết tháng 9/2021.

Tại thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục giành được thị phần từ Trung Quốc, khi thị phần của Trung Quốc giảm từ 28,5% trong tháng 12/2020 xuống 23,6% trong tháng 3/2021. Thị phần của Việt Nam tăng từ 12,7% lên 15,6% so với cùng kỳ. Nhìn vào dữ liệu lịch sử một năm từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, thị phần bị mất của Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho tất cả các đối thủ cạnh tranh trong đó Việt Nam là nước được hưởng lợi chính (lưu ý rằng không tính khoảng thời gian tháng 3/2020 và tháng 4/2020, do không rõ Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề đến mức nào bởi dịch Covid-19).

Đối với xuất khẩu hàng may mặc, trong khi sản lượng tiêu thụ có thể cải thiện đáng kể trong năm nay, giá bán bình quân sẽ cần được theo dõi kỹ hơn. CTCP Đầu tư và Thương mại TNG cho biết giá bán bình quân vẫn chưa phục hồi về mức trước Covid. Trong khi đó, CTCP May Sông Hồng - MSH đã nhanh chóng quay trở lại lựa chọn đơn đặt hàng để sản xuất. 

SSI cũng lưu ý rằng giá vải đã bắt đầu tăng sau khi giá sợi tăng, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc không thể đàm phán giá bán bình quân cao hơn trong trung hạn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất sợi, lưu ý rằng cả giá sợi bông và sợi polyester đều đã phục hồi mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, với giá bán bình quân tăng lần lượt là 15% và 30% so với đầu năm.

Dưới góc độ doanh nghiệp, nhìn nhận trong thời gian tới, ông Cao Hữu Hiếu - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, doanh nghiệp dệt may Việt Nam, với các lợi thế về giá nhân công, tay nghề cao, tốc độ đáp ứng đơn hàng càng ngày càng tốt hơn, tình hình địa chính trị ổn định tiếp tục là những lợi thế khiến Việt Nam khẳng định là nhà cung cấp uy tín với thị trường dệt may thế giới.

Hiện tại trên thị trường Mỹ, từ 5 năm nay Việt Nam luôn xếp thứ 2 về tăng trưởng và thị phần. Với thị trường EU, tuy thị phần của Việt Nam còn khiêm tốn nhưng chúng ta vẫn kỳ vọng trong thời gian tới thị phần của dệt may Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể do thị trường này còn nhiều dư địa phát triển. Cùng đó là sự phát triển của dệt may Việt Nam theo thời gian, việc tận hưởng được ưu đãi thuế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ ngày một tốt hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc dồi dào đơn hàng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714211798 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714211798 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10