Gam màu sáng cho xuất khẩu dệt may

LINH NGA 13/04/2021 04:00

Trong quý 1/2021, xuất khẩu dệt may đã có những bước hồi phục. Dù mức tăng không cao nhưng được kỳ vọng mở ra những tín hiệu tích cực cho giai đoạn tiếp theo.

fa

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc quý I ước đạt 7,2 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may trong quý 1/2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc quý I ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 31%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 8,8%.

Sự hồi phục về xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2021 đã được nhiều chuyên gia và các tổ chức dự báo. Ngoài ra, còn là do các yếu tố từ những tác động từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, Việt Nam cũng đã đàm phán với các nước trong EU về điều khoản cho phép các doanh nghiệp Việt Nam bổ sung xuất xứ của nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Hàn Quốc (các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với EU) vào sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước EU. 

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong 6 tháng đầu năm 2021 thị trường sẽ tiêu thụ chính yếu các mặt hàng cơ bản, giá cả tương đối rẻ. Thực tế hiện nay, trong 6 tháng đầu năm 2021, các nhà máy may của Việt Nam chủ yếu sản xuất các mặt hàng dệt kim, hàng quần áo cơ bản. Với kết quả đạt được trong quý I của dệt may Việt Nam đã mở ra những tín hiệu tích cực cho quý II/2021.

fa

Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng dệt may vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Diễn biến gia tăng của dịch COVID-19 có thể khiến vận chuyển hàng hóa tiếp tục gặp trở ngại.

Ông Lê Tiến Trường cho biết, để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 2021 tương đương với 2019 (đạt 39 tỷ USD), mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD, bên cạnh quyết tâm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp dệt may xin kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất; tiếp tục giảm lãi suất vay dài hạn cũng như đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do. 

Ngoài ra, Chính phủ có chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may. Các địa phương ủng hộ dệt may phát triển trên nguyên tắc phát triển bền vững, sản xuất sạch mà doanh nghiệp dệt may phải tuân thủ theo quy ước toàn cầu của chuỗi cung ứng. Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các FTA.

Các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ như: kéo dài chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế, gia hạn nộp thuế trong năm nay để lấy lại đà hồi phục.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu dệt may, da giày

    Xuất khẩu dệt may, da giày "tăng tốc" ngay đầu năm

    04:00, 05/02/2021

  • Hai kịch bản cho xuất khẩu dệt may năm 2021

    Hai kịch bản cho xuất khẩu dệt may năm 2021

    04:00, 04/01/2021

  • Dự báo xuất khẩu dệt may sẽ

    Dự báo xuất khẩu dệt may sẽ "về đích" 34 tỷ USD

    04:15, 30/11/2020

  • Thời sự ngày 22/06: Xuất khẩu dệt may, điện thoại 'bay' cả tỷ USD

    Thời sự ngày 22/06: Xuất khẩu dệt may, điện thoại 'bay' cả tỷ USD

    06:00, 22/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gam màu sáng cho xuất khẩu dệt may
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO