Dư địa cải cách kiểm tra chuyên ngành

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã ghi nhận những kết quả tích cực trong những năm vừa qua, tuy nhiên, theo chuyên gia, cần tiếp tục thúc đẩy cải cách công tác này.

Thời gian qua, công tác cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) được chủ động triển khai liên tục.
p/Công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành còn nhiều dư địa cần tiếp tục thúc đẩy cải cách. (Ảnh minh họa – Quốc Tuấn)

Công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành còn nhiều dư địa cần tiếp tục thúc đẩy cải cách. (Ảnh minh họa – Quốc Tuấn)

Đặc biệt, việc cắt giảm dòng hàng thuộc Danh mục hàng hóa phải KTCN trước thông quan, chuyển việc KTCN trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan; Các thủ tục KTCN cũng từng bước được cắt giảm, đơn giản hóa; Các danh mục quản lý chuyên ngành khi được ban hành, sửa đổi bổ sung đều có mã số HS kèm theo;...

Nhiều chuyển biến tích cực

Thống kê từ Cục Giám sát quản lý về hải quan cho thấy, năm 2022, một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và KTCN đối với hàng hóa XNK đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cắt giảm hàng hóa phải kiểm tra như: Nghị định 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022, ban hành Thông tư 10/2022/TT-BKHCN ngày 28/7/2022, trong đó có quy định mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng, bãi bỏ quy định kiểm tra Nhà nước về đo lường đối với hàng hóa khi nhập khẩu và chuyển kiểm tra sau thông quan.

Hay Nghị định 72/2022/NĐ-CP ngày 4/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/2/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in. Theo đó, việc nhập khẩu thiết bị in sẽ không thực hiện theo hình thức Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mà chỉ cần khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in (thời hạn 3 ngày)...

Cũng trong năm 2022, các hoạt động triển khai và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý và KTCN tiếp tục được chú trọng. Cục Giám sát quản lý về hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai và hướng dẫn thực hiện đối với hơn 400 văn bản. Các vấn đề vướng mắc đã được đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyển chỉ đạo các bộ, ngành xem xét sửa đổi, bổ sung…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế, công tác KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn một số tồn tại, bất cập.

>>Kiểm tra chuyên ngành vẫn còn… “nặng gánh”

Cần tiếp tục thúc đẩy cải cách

Trước thực tế đã nêu, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, khảo sát công bố năm 2022 của VCCI cho thấy, mức độ thuận lợi của doanh nghiệp khi tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa ở mức trung bình và dư địa để cải thiện vẫn còn rất rộng mở. Vì vậy, các doanh nghiệp tiếp tục mong muốn các bộ, ngành có thêm nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả của Cổng một cửa quốc gia và đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với việc vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia, các bộ, ngành cần thường xuyên cập nhật chính sách, quy định mới trên cổng; cơ quan vận hành cần nâng cấp Cổng, tích hợp thêm các dịch vụ, tiện ích trên cổng; cải thiện cách thức thu thập, xử lý kịp thời các vấn đề kỹ thuật và những vướng mắc mà doanh nghiệp thường gặp; đơn giản hóa quy trình thực hiện các thủ tục hành chính …

Đối với lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành, các bộ, ngành cần tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các khâu trong quy trình kiểm tra chuyên ngành, từ nộp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, lấy mẫu và thông báo kết quả; áp dụng đầy đủ và rộng rãi hơn nguyên tắc quản lý rủi ro để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp.

Còn theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn một số tồn tại, bất cập như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất; doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc với nhiều đầu mối quan Nhà nước.

Ngoài ra, một số thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn thực hiện thủ công; một số thủ tục đã chuyển sang hình thức điện tử nhưng chưa toàn diện, một số bước vẫn yêu cầu hồ sơ giấy. Điều này dẫn đến kéo dài thời gian thông quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, các nước đã áp dụng hình thức chứng từ điện tử. Đáng chú ý, nhiều nhóm hàng còn chịu sự quản lý của nhiều bộ, ví dụ: một số mặt hàng dược liệu nhập khẩu vừa thuộc phạm thuộc vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, mặt hàng cáp điện vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ...

Cùng với những nhận định đã nêu, cộng đồng doanh nghiệp cũng đề nghị các bộ ngành cần chú trọng đơn giản hóa hơn các khâu quy trình kiểm tra chuyên ngành (nộp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, lấy mẫu kiểm tra, và thông báo kết quả kiểm tra).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dư địa cải cách kiểm tra chuyên ngành tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711641930 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711641930 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10