Rào cản quản lý, kiểm tra chuyên ngành

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia và doanh nghiệp nhận định chuyển biến trong cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, tuy nhiên, những thay đổi vẫn còn quá ít.

Đáng chú ý, những vướng mắc, bất cập trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn đang là rào cản, gây tốn kém thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Sau gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tăng hơn 120 văn bản.

Sau gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tăng hơn 120 văn bản.

Vướng mắc mã số mã vạch nước ngoài

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong thời gian qua, doanh nghiệp phản ánh những vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài trên bao bì các lô thuỷ sản xuất khẩu.

Thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài đòi hỏi nhiều giấy tờ, hồ sơ khó xin được từ khách hàng lại phải nộp trực tiếp tại hải quan, không được làm trực tuyến nên doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và nhiều khi không đủ hồ sơ theo yêu cầu của GS1 (hệ thống tiêu chuẩn). Điều này dẫn tới doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, chi phí, thậm chí bị cơ quan hải quan xử phạt hành chính do không xin được giấy xác nhận của GS1.

Rõ ràng đây là sự cản trở cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, VASEP kiến nghị bỏ quy định này trong dự thảo Thông tư ghi nhãn điện tử", ông Nam nói.

Bên cạnh đó, về vấn đề mức thu phí công đoàn hiện nay, đại diện VASEP cho rằng, mức phí công đoàn thu hiện nay quá cao và việc thu phí công đoàn chưa công bằng với các tổ chức xã hội khác. Trong khi đó, tài sản công đoàn hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn không phục vụ lại cho công đoàn viên.

Do vậỵ, VASEP kiến nghị giảm mức đóng phí công đoàn theo quỹ lương của người sử dụng lao động từ mức 2% xuống còn 1%.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện CIEM, năm 2018-2019, Việt Nam đã làm khá tốt khi bỏ được các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với lúa gạo, gas... cùng hàng loạt giấy phép con. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ, chặt đứt các giấy phép con, kiểm tra chuyên ngành không còn như trước nữa.

"Hiện nhiều quy định về kiểm tra chuyên ngành của bộ này, ngành này chồng lấn lên cơ quan khác, khiến cho nó đúng với bộ này nhưng lại sai với bộ kia, hay đúng với điều khoản này lại vi phạm điều khoản của quy định khác. Đấy là chưa nói đến chuyện nhiều quy định đã và đang thiếu tính thực tiễn, khoa học và phi lý", ông Cung nói.

Ông Cung ví dụ như kiểm định an toàn của thang máy thì phải lắp thang máy vào chạy mới kiểm định được an toàn. Nhưng hiện nay người ta mới kiểm định rời rạc các bộ phận theo tiêu chuẩn, nếu người ta đúng tiêu chuẩn nhưng lắp đặt thiếu, sai thì có phải không an toàn, phi lý không?

Hiện nay, theo ông Cung, tư duy quản lý Nhà nước của nhiều nơi vẫn theo kiểu kiểm soát nên thiết kế quy định ra anh làm gì phải báo tôi chấp nhận thì mới được làm. Cần phải thay đổi nhanh sang hậu kiểm, phải quản lý theo kết quả, rủi ro.

"Lâu nay nhiều người vẫn hiểu sai về hậu kiểm. Họ cứ nghĩ là hậu kiểm tức là cho người ta làm xong rồi sau đó vào kiểm tra, đây là tư duy hoàn toàn sai. Hậu kiểm là kiểm tra rủi ro, kiểm tra trường hợp nào có lịch sử vi phạm, cá nhân đã từng vi phạm hoặc không cam kết tuân thủ. Còn đối với người, doanh nghiệp làm đúng, không kiểm tra, hậu kiểm. Chứ cứ cho họ làm, sau đó đi kiểm tra sau thì lại gây khó dễ cho họ, cũng bằng như tiền kiểm", ông Cung nói.

Phải cải cách triệt để

Về vấn đề cải cách để thay đổi tình trạng trên, ông Cung cho rằng, hiện không thiếu bộ này, cơ quan kia cho một người không am hiểu gì để soạn thảo Thông tư, soạn thảo đề án cải cách, điều này cho thấy họ không chú trọng gì cả. Chính những thứ phi lý nhưng vẫn tiếp diễn hàng ngày mà họ cũng không có áp lực để trăn trở hoặc phải thay đổi tư duy.

“Tôi cho rằng cải cách hiện nay phải làm thật triệt để, làm thật nhiều thứ để chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy đủ, tự do”, ông Cung nói.

Về phần mình, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện CIEM cho rằng mỗi lần đi làm thủ tục hành chính thì người dân, doanh nghiệp luôn luôn hồi hộp vì lo không biết có làm được không, có thiếu giấy tờ thủ tục gì không? Ngày nhận kết quả cũng không dám lạc quan mình có nhận được hay không?

Thậm chí, khi cần loại giấy tờ gấp, họ lại càng bị làm khó dễ, cơ quan Nhà nước cứ vin đúng thủ tục, giấy tờ mới hoàn thiện, trong khi đó thời gian với doanh nghiệp, người dân là vàng, là bạc.

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện CIEM, Việt Nam đã và đang có một số cải cách hành chính nhưng đâu đó lại có hiện tượng các rào cản tiếp mọc thêm, gánh nặng khác nhiều hơn. Đó là bởi vì các cơ quan Nhà nước muốn có quyền vào mình, để dễ quản, kiểm và dễ gây áp lực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rào cản quản lý, kiểm tra chuyên ngành tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713621116 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713621116 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10