Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2021 của Việt Nam cho thấy những “gam màu trầm”. Nhiều chỉ số vĩ mô bị kéo tụt bởi dịch COVID-19.
Đáng chú ý, lần đầu tiên GDP hàng quý ghi nhận mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng cho thấy dư địa phục hồi của nền kinh tế.
Xuất khẩu vẫn là động lực giúp duy trì tăng trưởng của kinh tế Việt Nam khi đạt mức tăng lên đến 18,8% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Việt Nam cũng là quốc gia rất tích cực triển khai hợp tác các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP, EVFTA… Theo dự báo, xuất khẩu năm nay của Việt Nam có thể tăng 10%, thu ngân sách vượt dự toán.
Bên cạnh đó, nông nghiệp luôn đóng vai trò bệ đỡ cho nền kinh tế, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân, nhất là trong giai đoạn khó khăn vừa qua khi vẫn duy trì mức tăng trưởng 2,74%, đóng góp đến 23,52% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Quan trọng hơn, với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp vẫn có đến hơn 85.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 9 tháng đầu năm, chưa kể gần 32.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc tận dụng các dư địa sẵn có và tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; mở rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, chuyển đổi số, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Có thể bạn quan tâm
Phục hồi kinh tế - Cần ưu tiên giải bài toán thiếu hụt lao động
04:50, 08/10/2021
“Chìa khóa” cho phục hồi kinh tế: (Kỳ 3) Động lực từ đầu tư công
04:00, 08/10/2021
Cần một gói kích thích kinh tế lớn cho phục hồi sau đại dịch
05:30, 08/10/2021
"Giải nén” để nền kinh tế bứt tốc
04:15, 07/10/2021
Phục hồi kinh tế - Doanh nghiệp cần nhiều hơn giãn, hoãn, giảm thuế
04:10, 07/10/2021