Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Giảm giờ làm có thể khiến tốc độ tăng trưởng giảm đi

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nếu giảm giờ làm xuống 44 giờ/tuần thì tổng chi phí lao động sẽ tăng 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi khoảng 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm đi 0,5%.

Trước những ý kiến thảo luận cho rằng cần giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định, điều này có thể làm tăng tổng chi phí lao động 17%, làm giảm tổng giá trị xuất khẩu cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định giảm giờ làm việc sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định giảm giờ làm việc sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Giảm giờ làm tăng chi phí, giảm xuất khẩu

Hiện nay, luật pháp hiện hành quy định thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/ tuần. Trong luật cũng quy định khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động phải thực hiện 40 giờ/tuần. 

Tuy nhiên, nhiều Đại biểu lo ngại và cho biết không đồng tình mức giờ làm việc bình thường hiện tại, kiến nghị giảm xuống 40-44 giờ.

Trong khi đó, theo Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội cũng nêu rõ, hiện nay có 86,9% doanh nghiệp đang thực hiện 48 giờ; có 3,6% đang thực hiện 44 giờ; 6,8% đang thực hiện 40 giờ.

Báo cáo đánh giá cũng nêu rõ, hiện trong 10 nước ASEAN thì 8/10 nước bố trí 48 giờ (trong đó có Việt Nam), chỉ có hai nước là Singapore và Indonesia bố trí thấp hơn do có đặc thù khác như dân số và thu nhập bình quân đầu người.

Sau khi có ý kiến đề xuất về giảm giờ làm bình thường từ 48 giờ xuống 44 giờ, Chính phủ đã có nghiên cứu và đánh giá sơ bộ cho thấy, nếu chúng ta giảm từ 48 giờ xuống còn 44 giờ/tuần như một số ý kiến đại biểu nêu mà Chính phủ chưa trình, thì tổng thời gian giảm đi là 208 giờ.

"Nếu giảm như phương án trên, tổng chi phí lao động của chúng ta sẽ tăng 17%, tổng giá trị xuất khẩu sẽ giảm đi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm và đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta sẽ giảm đi 0,5%”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. 

Đặc biệt, theo Bộ trưởng, Việt Nam đang nỗ lực để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Muốn như vậy thì các chuyên gia dự báo là chúng ta phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%.

“Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc giảm giờ làm bình thường là vấn đề rất lớn, rất hệ trọng của quốc gia, cần phải có đánh giá một cách rất kỹ lưỡng. Do đó, đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ nghiên cứu để giảm giờ làm việc bình thường ở thời điểm thích hợp”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị.

Trước đó, trao đổi với DĐDN bên lề Quốc hội, Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nếu mong muốn giảm giờ làm việc thì cũng cần lộ trình.

“Không thể yêu cầu giảm ngay được bởi nếu “ngắt” ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và thậm chí là thu nhập của người lao động”, Đại biểu Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh.

3 triệu người được nghỉ hưu sớm 

Về tuổi nghỉ hưu, báo cáo tiếp thu và giải trình chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ phương án và lập luận về nhóm người lao động nghỉ hưu sớm, nhất là đối với nhóm lao động nặng nhọc, độc hại. 

“Hiện nay Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, xác định 1.810 ngành nghề, lĩnh vực, công việc độc hại với số lượng hơn 3 triệu người”, Bộ trưởng cho biết.

Theo đó, với điều kiện như thế, thì những đối tượng này sẽ thuộc nhóm nghỉ hưu sớm, thậm chí có thể nghỉ sớm tới 10 năm.

Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (đoàn Đồng Nai) cho rằng, chủ trương điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu nhằm cụ thể hoá quan điểm của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là cần thiết.

Tuy nhiên, bà đề nghị mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cần được thiết kế linh hoạt hơn. “Tôi đồng thuận với phương án 2, không quy định lộ trình chung cho tất cả các nhóm đối tượng lao động, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng và tính toán các yếu tố tác động đến người lao động cũng như thị trường lao động”, Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý nói.

Cụ thể như nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ hiện nay rất lớn, nguyện vọng của một số bộ phận người lao động lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc, nhiều doanh nghiệp không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Giảm giờ làm có thể khiến tốc độ tăng trưởng giảm đi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711675713 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711675713 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10