Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Quy định rõ cơ chế điều tiết, sử dụng quỹ

Diendandoanhnghiep.vn Tiếp tục góp ý xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định thống nhất việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hiện có để phát huy hiệu quả…

>> Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Cần đảm bảo tính thống nhất, khả thi

Theo Tờ trình của Chính phủ, nguồn tài chính của quỹ phòng thủ dân sự được hình thành trên cơ sở hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan như: Quỹ Phòng, chống thiên tai; Quỹ Bảo vệ môi trường; Quỹ Phòng, chống dịch,…

Tuy nhiên, trước đề xuất đã nêu trong Dự thảo, một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi và hợp lý của việc hình thành Quỹ phòng thủ dân sự bởi hiện nay đã có Quỹ Phòng, chống thiên tai, Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ Phòng, chống dịch,… và mỗi loại quỹ đều có tính chất, cách thức sử dụng, nguồn hình thành, đối tượng chi khác nhau.

Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất, khả thi của Quỹ phòng thủ dân sự, nhiều ý kiến đề nghị, cần quy định Quỹ phòng thủ dân sự là bắt buộc và có cơ chế khuyến khích đóng góp cho nguồn quỹ này…

cần quy định thống nhất việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hiện có để phát huy hiệu quả - Ảnh minh họa: TCTC

Cần quy định thống nhất việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hiện có để phát huy hiệu quả - Ảnh minh họa: TCTC

Trước đó, cho ý kiến thẩm tra Dự thảo Luật, Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cơ bản nhất trí cần quy định thống nhất về việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hiện có để phát huy hiệu quả, tập trung nguồn lực. Tuy nhiên, cần đánh giá rõ hơn hiệu quả hoạt động của các loại quỹ này để thiết kế Quỹ phòng thủ dân sự theo hướng chỉ quy định nguyên tắc chung về việc thành lập, sử dụng quỹ và giao Chính phủ quy định cụ thể…

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng - Trần Quang Phương để bảo đảm chủ động, kịp thời trong hoạt động Phòng thủ dân sự việc thành lập quỹ là cần thiết, tuy nhiên, đề nghị cần phải làm rõ phạm vi và việc điều tiết quỹ này. Cần quy định thống nhất việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hiện có để phát huy hiệu quả, tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố.

Xoay quanh Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ khái niệm “phòng thủ dân sự”. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Phan Văn Giang vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình về ý kiến đã nêu.

Theo Bộ trưởng, khái niệm “phòng thủ dân sự” trong dự thảo Luật Phòng thủ dân sự kế thừa của Luật Quốc phòng và tiếp thu có chọn lọc pháp luật thế giới về phòng thủ dân sự, bảo đảm phù hợp với thực tiễn; đồng thời, thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

>> Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Cần đảm bảo phân định phạm vi điều chỉnh

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Phan Văn Giang vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình về khái niệm

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Phan Văn Giang vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình về khái niệm "phòng thủ dân sự" - Ảnh minh họa: CP

Cụ thể, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định: “Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân”.

Chính vì thế, Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự định nghĩa: “Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân”. Như vậy, so với Luật Quốc phòng chỉ bổ sung thêm nội dung “khắc phục hậu quả chiến tranh”.

Cũng theo Bộ trưởng, nội hàm khái niệm “phòng thủ dân sự” như đã nêu thể hiện ở các nội dung cơ bản: Thứ nhất, phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; Thứ hai, phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; Thứ ba, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, giải đáp băn khoăn của các đại biểu về việc phân loại cấp độ phòng thủ dân sự, không nên chỉ dựa trên phạm vi địa giới hành chính.

Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định, việc xác định cấp độ phòng thủ dân sự căn cứ vào thông tin về các dạng thảm họa, sự cố xảy ra trên địa bàn (phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm họa, sự cố; diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố); đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố và khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương, lực lượng phòng thủ dân sự và người dân tham gia ứng phó với thảm họa, sự cố.

Người hoặc cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đánh giá mức độ rủi ro về thảm họa, sự cố làm cơ sở để quyết định ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 tương ứng trên địa bàn quản lý.

“Như vậy, với những tiêu chí mang tính chủ quan, khách quan nêu trên đã bảo đảm tính bao quát, đầy đủ cho việc xác định cấp độ phòng thủ dân sự của các cấp chính quyền địa phương trong việc ứng phó với các thảm họa, sự cố”, Bộ Quốc phòng chia sẻ.

Bộ trưởng lấy ví dụ: Thảm họa, sự cố xảy ra trên địa bàn của một xã, UBND cấp huyện phải kịp thời ban bố phòng thủ dân sự cấp độ 1 và triển khai các biện pháp ứng phó tương ứng đồng thời báo cáo tình hình, diễn biến của thảm họa, sự cố lên cấp trên.

UBND cấp tỉnh nhanh chóng chỉ đạo cấp huyện ứng phó với thảm họa, sự cố và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong quá trình ứng phó, nếu vượt quá khả năng ứng phó của cấp huyện, thảm họa, sự cố có nguy cơ gây thiệt hại và khả năng lan rộng ra địa bàn toàn huyện hoặc sang huyện khác trong phạm vi tỉnh, UBND cấp tỉnh kịp thời ban bố phòng thủ dân sự cấp độ 2.

Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, thảm họa, sự cố có nguy cơ gây thiệt hại và khả năng lan rộng ra địa bàn toàn tỉnh hoặc một số tỉnh khác thì Thủ tướng Chính phủ ban bố phòng thủ dân sự cấp độ 3 đồng thời áp dụng các biện pháp thích hợp để ứng phó với thảm họa, sự cố.

“Việc phân cấp độ phòng thủ dân sự theo địa giới hành chính để các cấp chính quyền chủ động trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục với thảm họa, sự cố”, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự được thiết kế gồm 7 Chương, 71 Điều trên cơ sở các chính sách được thông qua, dự thảo Luật được xây dựng với các nội dung cơ bản về: Hoạt động phòng thủ dân sự; Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự; Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; Nguồn lực, chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự; Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự…

Dự thảo Luật quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự là tổ chức phối hợp liên ngành về phòng thủ dân sự. Cơ quan chỉ đạo quốc gia phòng thủ dân sự được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn. Việc hợp nhất này cũng được thực hiện tương ứng với cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự ở cấp Bộ, ngành Trung ương và các cấp địa phương.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Quy định rõ cơ chế điều tiết, sử dụng quỹ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713540023 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713540023 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10