Dự thảo Nghị định về quản lý hội của Bộ Nội vụ còn một số quy định gây khó cho hoạt động

ANH KHÔI 26/09/2022 03:30

Bên cạnh những điểm tích cực, theo VCCI, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vẫn còn một số quy định gây khó cho hoạt động trong thực tiễn…

>> Dự thảo Thông tư về tổ chức, hoạt động và quản lý hội: Còn quy định chưa minh bạch

Theo đó, trả lời Công văn số 3539/BNV-TCPCP ngày 28/7/2022 của Bộ Nội vụ về việc đề nghị tham gia ý kiến đối với Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, về tổng thể, việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP là rất cần thiết do nhiều nội dung của Nghị định không còn phù hợp, không giải quyết hết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động của các hội, hiệp hội.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vẫn còn một số quy định gây khó cho hoạt động - Ảnh minh họa: Internet

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vẫn còn một số quy định gây khó cho hoạt động - Ảnh minh họa: Internet

Dự thảo được thiết kế khoa học với các nội dung tương đối đầy đủ, đã thể chế hóa được cơ bản các nội dung Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị về hội quần chúng và Kết luận 158-TB/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 102-KL/TW về hội quần chúng trong tình hình mới, nâng cấp và hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội trên cơ sở rà soát và giải quyết các vướng mắc về quy định và thực tiễn thực hiện Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn chi tiết. Dự thảo đã chú trọng nhiều vào việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hội.

Tuy nhiên, theo VCCI, Dự thảo vẫn còn một số điểm cần cân nhắc, xem xét, như:

Nghị định thay thế thiên nhiều về công tác quản lý Nhà nước về hội, nhất là về hành chính hóa việc quản lý hội, chưa bao quát và thể chế hóa tinh thần của các quy định tại Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội, trong đó quan trọng nhất là: “Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm” (Điều 1 Sắc lệnh) và “Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật; có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội và không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác” (Điều 2 Sắc lệnh).

Chẳng hạn, các thủ tục hành chính trong việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động của hội còn nhiều và phức tạp; tăng thêm thủ tục hành chính trong việc thành lập hội và phát sinh thêm các “giấy phép con” so với Nghị định 45/2010/NĐ-CP như: bổ sung quy định hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội và thủ tục đăng ký người được bầu làm người đứng đầu hội…

>> Dự thảo Nghị định về kinh doanh và thủ tục hành chính của Bộ LĐTB&XH còn thiếu rõ ràng

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, sửa đổi, bổ sung những quy định được cho còn tồn tại - Ảnh minh họa: Internet

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, sửa đổi, bổ sung những quy định được cho còn tồn tại - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, một số quy định có thể gây khó khăn cho hoạt động của hội, ví dụ: giới hạn “cứng” số lượng Ban lãnh đạo của Hội. Một số hội có số lượng hội viên lớn sẽ có khối lượng công việc lớn và cần đội ngũ ban lãnh đạo lớn tương ứng để đảm bảo hiệu quả công việc. Việc giới hạn “cứng” số lượng thành viên ban lãnh đạo sẽ khiến cho các hội lớn gặp khó khăn trong triển khai hoạt động của hội.

Một số quy định chưa phù hợp với tính chất đặc thù của một số hội, đặc biệt là các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Ví dụ chính sách, chế độ đối với người làm việc tại Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hiện sử dụng tiêu chí “chỉ tiêu biên chế” của người làm việc tại hội để áp dụng cơ chế quản lý theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP.

Trên thực tế, có những tổ chức hội như VCCI là Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có Đảng đoàn, đã chủ động không nhận biên chế, tự chủ về tài chính theo định hướng được Đảng, Nhà nước khuyến khích nhưng vì cách quy định này sẽ không thuộc diện áp dụng cơ chế quản lý theo Nghị định 138/2020. Theo Kết luận số 35-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 05/5/2022 thì các Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (không cần chỉ tiêu biên chế) có số lượng chức danh, chức vụ cán bộ và bảng lương chức vụ đồng bộ với Bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị.

Ngoài ra, một số quy định chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của hội, nhất là nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động, cụ thể: Theo Kết luận 102-KL/TW ngày 22/9/2014, từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho hội theo lộ trình phù hợp. Mặc dù muộn, đề nghị bổ sung vào dự thảo lộ trình thực hiện khoán kinh phí hoạt động cho hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ để thực hiện đúng nguyên tắc: tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước;

Bên cạnh những góp ý đã nêu, tại văn bản của mình, VCCI cũng đã có những góp ý chi tiết về từng điều khoản được cho còn chưa phù hợp và đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, sửa đổi, bổ sung.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Nghị định về kinh doanh và thủ tục hành chính của Bộ LĐTB&XH còn thiếu rõ ràng

    Dự thảo Nghị định về kinh doanh và thủ tục hành chính của Bộ LĐTB&XH còn thiếu rõ ràng

    03:30, 17/09/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định lấn biển

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định lấn biển

    20:30, 18/08/2022

  • Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153 vẫn đang lấy ý kiến lần 2

    Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153 vẫn đang lấy ý kiến lần 2

    04:50, 15/08/2022

  • Dự thảo Nghị định kinh doanh xổ số: Mua hộ vé xổ số qua ví điện tử, sao lại cấm?

    Dự thảo Nghị định kinh doanh xổ số: Mua hộ vé xổ số qua ví điện tử, sao lại cấm?

    11:30, 29/07/2022

  • Dự thảo Nghị định về phí sử dụng đường bộ còn tạo gánh nặng về thời gian, chi phí

    Dự thảo Nghị định về phí sử dụng đường bộ còn tạo gánh nặng về thời gian, chi phí

    03:00, 26/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Nghị định về quản lý hội của Bộ Nội vụ còn một số quy định gây khó cho hoạt động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO