Việc đưa thêm những mối nguy phi thực tế, khó hiểu, thậm chí là dư thừa vào chỉ tiêu kiểm soát tạo thêm rắc rối, tốn chi phí không cần thiết và gây ra khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngay trước thời gian ban hành, Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm TCVN-12607:2019 (viết tắc là Dự thảo TCVN-12607) đã vấp phải hàng loạt ý kiến phản đối từ các doanh nghiệp, Hội nước mắm truyền thống, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bởi nhiều quy định không phù hợp với thực tế.
Chiều ngày 4/3 phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trò chuyện cùng ông Nguyễn Anh Đức - Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang về những bất cập của Dự thảo TCVN-12607 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) soạn thảo.
Theo ông Đức, trong Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607 có những điều khoản rất khó hiểu, không cần thiết để kiểm soát, gây lãng phí thời gian và kinh phí cho doanh nghiệp mà thực sự những điều khoản đó không phải là mối nguy.
Thứ nhất: Dự thảo quy định kiểm soát mối nguy hóa học là thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y. Mà thuốc bảo vệ thực vật thì có từ cây cỏ và dư lượng thuốc thú ý thì có từ động vật nuôi và cá nuôi, còn cá biển để làm nước mắm thì hoàn toàn không có những loại này. Việc đưa thêm mối nguy này vào chỉ tiêu kiểm soát tạo thêm rắc rối, gây ra lãng phí, khó khăn cho doanh nghiệp.
Nước mắm làm từ cá đánh bắt tự nhiên hoàn toàn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc thú y đâu ra. Từ những thứ không có mối nguy hiểm này, buộc doanh nghiệp phải đi kiểm định, kiểm tra những thủ tục không cần thiết và không có thì kiểm soát nó làm để gì.
Thứ hai: Dự thảo TCVN-12607 đưa ra chỉ tiêu kiểm soát vi sinh vật (độc tố Clostridium botulinum và Staphylococus aureus) cũng không phù hợp. Vì vi sinh vật này gây bệnh từ thịt mà cá thì không có. Đặc biệt, vi sinh vật này không phát triển được trong môi trường nước mắm nên không có mối nguy. Ví dụ: đưa con người vào trong môi trường không có oxi làm sao họ sống được. Do đó, đưa mối nguy này vào trong dự thảo giống như kiểm soát thừa.
Thứ ba: Nói về phân tích Histamine. Thực ra, phân tích Histamine trên nguyên liệu cá đối với điều kiện sản xuất thực tế thì không đúng và không phù hợp. Vì nguyên liệu cá được ngư dân đánh bắt về trong ngày (sáng đi, chiều về) sau đó được muối. Mình lấy mẫu để đi kiểm tra Histamine mất hết một tuần mới có kết quả, vậy thì nguyên liệu đó cất đi đâu, kiểm tra về rồi thì lấy đâu ra nguyên liệu nữa mà mua. Trong khi đó, chưa có một cơ sở hay một kết quả nghiên cứu nào chứng minh ăn nước mắm có liều lượng Histamine bao nhiêu sẽ gây ra dị ứng.
Thứ 4: Những thuật ngữ, cách diễn giải trong dự thảo vẫn chưa được trau chuốt, gần gũi, chưa sát thực tế với điều kiện sản xuất bình thường để những người sản xuất, cơ sở sản xuất họ đọc và hiểu được để thực hiện. Tóm lại thuật ngữ diễn giải rất khó hiểu và xa rời thực tế.
Đó là những cái cơ bản và còn rất nhiều vấn đề cần được góp ý để được làm rõ như tài liệu tham khảo… họ cứ thêm vào trong tiêu chuẩn thì buộc phải kiểm soát nhưng thực tế tạo ra những bất cập.
Ông Đức dẫn chứng: Trước đây, TCVN chỉ kiểm soát về kim loại nặng là Chì, nhưng hiện nay tiêu chuẩn TCVN mới ra lại kiểm soát tới 4 chỉ tiêu kim loại nặng. Cá cơm được đánh bắt hoàn toàn tự nhiên, từ biển về, mà mối nguy từ kim loại nặng thì kiểm soát theo vùng biển. Nếu vùng biển đó bị ô nhiễm thì cá của vùng biển đó cũng bị ô nhiễm. Bây giờ mình xuất sang Châu Âu và các nước tiên tiến nhưng họ không kiểm soát ASEN mà mình đi kiểm soát ASEN thì vô lý quá, doanh nghiệp phải tốn thêm tiền kiểm soát các chỉ tiêu.
Có thể bạn quan tâm
16:35, 26/02/2019
10:57, 26/02/2019
10:00, 01/03/2019
00:05, 26/02/2019
Cũng theo ông Đức, TCVN-12607 là tiêu chuẩn không bắt buộc, nhưng khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, sau khi được ban hành thì tiêu chuẩn này là căn cứ, cơ sở để xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Mà khi đã trở thành quy chuẩn thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện, không được thay đổi. Mà thêm chỉ tiêu kiểm soát thì doanh nghiệp sẽ tốn thêm chi phí, trong khi những điều kiện này không cần thiết và gây phiền hà cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống.
Mặc khắc, thời gian các doanh nghiệp, các hiệp hội được mời góp ý vào dự thảo thì dự thảo này gần được ban hành. Do đó, theo ý kiến nhiều doanh nghiệp và các hiệp hội thì nên dừng việc ban hành Tiêu chuẩn này để có thêm thời gian lấy ý kiến góp ý từ nhiều phía hơn.