Đừng thờ ơ với bảo hiểm cháy, nổ

B.T 08/10/2018 04:07

Chỉ đến khi nhiều vụ cháy lớn xảy ra liên tiếp, người ta mới phát hiện ra rằng việc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc rất cần thiết.

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Cụ thể, rạng sáng ngày 23/3/2018, vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại Chung cư Carina Plaza ở quận 8, TP HCM khiến 13 người chết, hơn 50 người bị thương; 13 ôtô và 150 xe máy bị thiêu rụi. Mới đây nhất, ngày 17/9/2018, vụ cháy lớn trên đường Đê La Thành, quận Ba Đình, TP Hà Nội đã khiến 2 người thiệt mạng, 19 ngôi nhà bị thiệt hại.

Vụ cháy lớn trên đường Đê La Thành, quận Ba Đình, TP Hà Nội gần đây có khiến người dân thay đổi nhận thức về mua bảo hiểm cháy nổ?

Để phòng và hạn chế tổn thất do cháy, nổ gây ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Theo đó, từ ngày 15/4/2018, tất cả các tổ chức, cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ như nhà chung cư, khách sạn, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên, nhà trẻ, trường mẫu giáo trông giữ từ 100 cháu trở lên, cửa hàng xăng dầu có từ 1 cột bơm trở lên… đều phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ. 

Nghị định số 23/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ siết chặt công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy, khuyến khích các tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại văn bản này mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm...

Có thể bạn quan tâm

  • Cháy lớn trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội

    05:15, 03/10/2018

  • TP. HCM: Cháy lớn nhà kho gần siêu thị Co.op Mart

    13:11, 22/07/2018

  • Vụ cháy lớn tại Công ty CP Thông Quảng Ninh, không có thiệt hại về người

    10:06, 22/06/2018

  • Cháy lớn tại Công ty Texhong Ngân Long, Móng Cái

    06:24, 04/04/2018

  • TP HCM: Cháy lớn tại KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh

    09:15, 09/05/2018

  • Cháy lớn tại nhiệt điện Thái Bình 2

    14:36, 19/12/2017

  • Thanh Hóa: Cháy lớn tại doanh nghiệp Thiên Phương Hóa

    09:56, 09/09/2017

  • Cháy lớn tại tòa tháp Grenfell ở khu vực North Kensington.

    11:40, 14/06/2017

  • Hải Phòng: Cháy lớn tại Công ty cổ phần cáp điện LS-Vina

    19:38, 28/05/2017

  • Hà Nội: Cháy lớn trên đường Phạm Hùng

    15:22, 07/04/2017

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện vẫn còn rất nhiều người dân vẫn thờ ơ với việc thực hiện quy định này. Bà Hoàng Thị Lan – cư dân đã có hơn 5 năm sống tại một chung cư lớn ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho biết, bản thân bà và nhiều hộ dân tại chung cư nơi bà ở đều không biết đến quy định về bảo hiểm cháy, nổ. Chỉ sau khi nhiều sự cố nghiêm trọng xảy ra, cư dân mới quan tâm, tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này. “Tôi đã mua bảo hiểm cháy nổ cho gia đình, nhưng thú thực, việc mua bảo hiểm chỉ để an tâm thôi, còn nỗi lo cháy nổ vẫn thường trực hàng ngày, nhất là thỉnh thoảng đọc báo lại thấy có vụ cháy chung cư”. – bà Lan chia sẻ.

Trong khi đó, anh  Trần Trung Dũng – chủ một căn hộ chung cư đang cho thuê tại đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội lại bày tỏ băn khoăn bởi không biết căn chung cư mình đang sở hữu đã có bảo hiểm cháy nổ hay chưa. “Nếu phải mua thì thì chủ đầu tư sẽ mua hay mỗi nhà phải tự mua?” – anh Dũng đặt câu hỏi và cho rằng vấn đề này cần quy định rõ hơn.

Để chủ động giảm thiểu thiệt hại trước những rủi ro cháy nổ, các chuyên gia khuyến cáo, ngoài sản phẩm bảo hiểm cháy nổ cho các tòa nhà chung cư mà chủ đầu tư bắt buộc phải mua theo Thông tư 220/2010/TT-BTC (nếu hợp đồng được ký trước thời điểm 15/4/2018) và theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP (nếu được ký sau thời điểm trên) thì các chủ hộ nên tự mua một gói bảo hiểm cháy nổ cho gia đình mình. Khoản phí đóng bảo hiểm có thể không lớn nhưng giá trị bảo hiểm  nếu không may xảy ra rủi ro sau đó là không nhỏ (nếu mua bảo hiểm theo đủ giá trị).

Đánh giá sự cần thiết của nhà bảo hiểm trong quản lý rủi ro chung cư, các chuyên gia cho rằng các nhà bảo hiểm không chỉ dừng ở việc giúp giải quyết hậu quả về mặt tài chính sau rủi ro thông qua chi trả bảo hiểm mà còn có thể thiết kế những chương trình tư vấn người được bảo hiểm nhằm tăng cường năng lực quản lý rủi ro thông qua những buổi khảo sát hiện trường và hướng dẫn cho khách hàng về công tác quản lý rủi ro. Từ đó, năng lực công tác phòng chống cháy nổ tại các công trình và ý thức của người dân cũng được nâng cao.

Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, đối với nhà chung cư, chủ đầu tư hoặc đơn vị đang quản lý vận hành tòa nhà phải có trách nhiệm phân bổ, công bố công khai mức thu và thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với phần sở hữu chung của từng nhà chung cư. Đồng thời, người dân có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với phần sở hữu riêng của mình. Theo đó, cần phân định rõ diện tích chung, riêng của chung cư để xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra cháy, nổ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đừng thờ ơ với bảo hiểm cháy, nổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO