Đường 221A (Thái Bình): Phải dừng lại và chờ đợi vì thiếu mặt bằng

Lan Vũ 17/08/2020 11:53

Nếu trước mắt không giải phóng được 3 hộ dân ở thôn Thủ Chính, xã Nam Chính, Tiền Hải (Thái Bình) thì việc thi công tuyến đường 221A sẽ phải dừng lại và chờ đợi.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biển và bảo đảm an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A) là tuyến đường huyết mạch của 11 xã ở khu Nam huyện Tiền Hải, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác cứu hộ, cứu nạn phát triển kinh tế biển, bảo đảm an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình. Trong khi, mùa mưa bão đang cận kề, đường thì ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, sẽ là mất an toàn giao thông với người đi lại nên không thể chờ đợi. Tuy nhiên việc giải phóng mặt bằng tuyến đường này vẫn chưa hoàn thiện, đơn vị thi công dù đã sẵn sàng cả về máy móc lẫn nhân lực nhưng vẫn phải đợi.

Công ty CP Tập đoàn Phú Thành (đơn vị thi công) mong muốn giải phóng sớm 3 điểm

Công ty CP Tập đoàn Phú Thành (đơn vị thi công) mong muốn giải phóng sớm 3 điểm (Báo Thái Bình)

Công ty CP Tập đoàn Phú Thành (đơn vị thi công) mong muốn giải phóng sớm 3 điểm: 3 hộ dân thuộc thông Thủ Chính, xã Nam Chính nằm dưới gầm cầu Tám Tấn và đường điện để tập trung thi công cầu xong trước mùa mưa năm 2020; 23 lô đất thuộc khu sân phơi xã Nam Phú để lấy đường công vụ vận chuyển vật tư, bê tông từ trạm trộn để thi công dự án (việc chở nguyên vật liệu hiện nhờ vào các tuyến đê, nhưng giờ các tuyến đê cũng đã cấm đường nên việc thi công rất khó khăn); sớm giải quyết 1,2km thuộc xã Tây Tiến để thông tuyến từ KCN Tiền Hải qua cầu Tám Tấn về xã Nam Chính trong năm 2020. Còn lại đơn vị thi công mong muốn tỉnh, huyện sẽ tháo gỡ dần.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tiền Hải, tuyến đường 221A có chiều dài 17,8km. Hiện Trung tâm đã bàn giao cho Công ty CP Tập đoàn Phú Thành (đơn vị thi công) 10km. Diện tích còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn khi người dân chưa đồng ý với phương án bồi thường.

Theo thiết kế của dự án, 3 hộ dân ở thôn Thủ Chính nằm dưới gầm cầu Tám Tấn thuộc dự án đường 221A đi qua. Hiện, Công ty Phú Thành đã hoàn thành các trụ, nếu không giải phóng được 3 hộ này thì việc thi công sẽ phải dừng lại và chờ đợi.

Được biết, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tiền Hài đã nhiều lần đến nhà các hộ vận động tuyên truyền, đưa ra các phương án đền bù nhưng các hộ vẫn không đồng ý. Nguyên nhân là do các hộ vẫn còn thắc mắc, kiến nghị về giá đất đền bù. Các hộ dân ở đây không đồng ý với đơn giá đền bù của nhà nước là 1,3 triệu đồng/m2.

Bà Lê Thị Hương, 1 trong 3 hộ nằm trong quy hoạch cầu Tám Tấn cho biết, khi biết dự án đi qua gia đình luôn ủng hộ nhưng theo giá đền bù của nhà nước thì gia đình rất khó để tìm kiếm một diện tích khác để sinh sống.

Hiện gia đình có hơn 450m2 nằm trong diện giải tỏa, giá đền bù bù của nhà nước chỉ đủ mua được 100m2 đất ở nơi khác, chưa nói gì đến xây dựng, ổng định cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhà nước đền bù với giá 4 triệu đồng/m2, mặc dù nhiều diện tích ở gần đó giá thị trường đã cao hơn con số 4 triệu đồng/m2 – bà Hương chia sẻ.

Đường có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng

Đường có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng

Theo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tiền Hải, đường 221A ngoài khó khăn về đên giá đền bù, việc giải phóng mặt bằng đang gặp nhiều khó khăn khác: nguồn gốc đất, trích lục thu hồi đất trên nền bản đồ Vlap có nhiều diện tích không trùng với thực tế, một số địa phương cho thuê đất và người dân đã xây dựng nhà ở kiên cố…

Những khó khăn này, Trung tâm đã báo cáo UBND huyện Tiền Hải, Sở TNMT Thái Bình có phương án tháo gỡ. Tuy nhiên, việc giải quyết không phải một sớm một chiều là xong, bởi đó là cơ chế, chính sách cần có sự thống nhất của các cơ quan chức năng – ông Bùi Đức Thàn, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tiền Hải cho biết.

Kỹ sư Nguyễn Thế Hùng - Chỉ huy trưởng công trường 211A của Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thành cho biết, đơn vị đã đầu tư gần 300 tỷ đồng về phương tiện máy móc, dây chuyền bê tông tươi, khối lượng công trình, trong khi nguồn vốn còn khó khăn thì việc không có mặt bằng để làm đã gây ra những thiệt hại lớn. Máy móc thiết bị di chuyển nhiều nơi, chi phí tăng lên rất nhiều. Không có mặt bằng để thi công nhưng công ty vẫn phải trả lương để giữ công nhân, kỹ sư. Nếu tình trạng này kéo dài thì anh em công nhân, kỹ sư không thể gắn bó được lâu, phương tiện sẽ bị hư hỏng.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án khu dân cư phía Nam đường Tôn Đức Thắng( Hải Dương): 6 năm chưa giải phóng mặt bằng xong

    Dự án khu dân cư phía Nam đường Tôn Đức Thắng( Hải Dương): 6 năm chưa giải phóng mặt bằng xong

    20:43, 20/07/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 15/6: Sớm giải phóng mặt bằng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 15/6: Sớm giải phóng mặt bằng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

    18:23, 15/06/2020

  • "Thúc" tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

    00:15, 11/05/2020

  • Doanh nghiệp đề xuất thành phố hỗ trợ giải phóng mặt bằng

    Doanh nghiệp đề xuất thành phố hỗ trợ giải phóng mặt bằng

    17:05, 16/04/2020

  • Khẩn trương giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc – Nam qua Nghệ An

    Khẩn trương giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc – Nam qua Nghệ An

    11:30, 13/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đường 221A (Thái Bình): Phải dừng lại và chờ đợi vì thiếu mặt bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO