Đường sắt đang bị “bỏ rơi"?!

Vân Du 04/06/2018 13:35

Vấn đề này được đại biểu Đặng Thuần Phong (đoàn Bến Tre) và đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) đưa ra tại phiên chất vấn sáng nay (4/6).

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể 

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Đặng Thuần Phong: “Chúng ta tiếp nhận của Pháp hơn 100 năm rồi nhưng vẫn lạc hậu và kém phát triển. Nguyên nhân vì sao một thời gian dài đầu tư cho đường sắt rất thấp. Nhiều ý kiến cho rằng có sự phân biệt trong quản lý nhà nước của Bộ đối với đường sắt và hạ tầng giao thông khác. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?”,  Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, “chúng tôi sẽ cố gắng đề ra các giải pháp phối kết hợp với địa phương để quản lý hành lang, quản lý giao thông, có thể chúng ta thực hiện chậm nhưng đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân để làm sao có những thông điệp, tuyên truyền vận động, ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan để chúng ta khai thác đường sắt hiện nay cho hiệu quả tốt nhất”.

“Đúng là đường sắt Bắc-Nam và giao thông đường thủy nội địa ở khu vực phía Bắc, 2 lĩnh vực này được ưu tiên mà Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo từ lâu. Tuy nhiên, đường sắt như tôi nói là do kinh phí rất lớn và khi thực hiện phải có chủ trương từ Quốc hội, Chính phủ mới triển khai được. Do đó có nhiều ý kiến và chúng ta chưa có chủ trương rõ. Đường thủy nội địa thì trong những năm qua Bộ Giao thông vận tải rất quan tâm đến lĩnh vực này”. – ông Thể thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao đường ta làm 1.000 tỷ, nước ngoài chỉ 200-300 tỷ?

    13:00, 04/06/2018

  • Chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT: "Nóng" các vấn đề liên quan BOT

    08:12, 04/06/2018

  • Đại biểu Quốc hội: Các “tư lệnh” nên thẳng thắn nhìn nhận yếu kém!

    12:34, 04/06/2018

  • Đại biểu Quốc hội quan tâm gì khi “Chất vấn và trả lời chất vấn”?

    18:01, 03/06/2018

  • Chất vấn tại Kỳ họp thứ 5: Đại biểu quan tâm lĩnh vực nào nhất?

    15:15, 31/05/2018

Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì một cuộc họp toàn quốc về giảm chi phí logistics, trong đó kết nối các loại hình vận tải và xem đường thủy nội địa là một trong những giải pháp tốt để chúng ta giảm chi phí vận tải. Do đó, ông Thể cho rằng phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa phía Bắc hết sức quan trọng.

“Hiện nay chúng ta có cảng Lạch Huyện nếu chúng ta kết nối tốt, toàn bộ hàng hóa từ Hà Nội, Việt Trì có thể chuyển thẳng về cảng Lạch Huyện và giảm chi phí, giảm vận tải đường bộ. Tôi nghĩ chủ trương này rất đúng và hiện nay chúng tôi đang quyết tâm, Bộ Giao thông cách đây 3 năm đã báo cáo và Thủ tướng đã ban hành Quyết định 47 về ưu tiên một số chính sách cho loại hình vận tải đường thủy nội địa.

Quyết định này đã thực hiện 3 năm, chúng tôi đang chỉ đạo Cục đường Thủy nội địa tổng kết và tham mưu Chính phủ một cơ chế mới ưu tiên hơn, cố gắng cung cấp nguồn tín dụng để các doanh nghiệp mua được các phương tiện, tổ chức hoạt động vận tải và có được như vậy thì chúng ta mới thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước”. – ông Thể nói.

Liên quan đến vấn đề này, Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cũng nêu vấn đề: Đường sắt là một phương tiện tuyệt đối công cộng cần được ưu tiên. Đường sắt là một giá trị chúng ta được thừa kế từ năm 1936, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có được một hệ thống đường sắt hoàn thiện nhất ở Châu Á. Ngày hôm nay đường sắt ở tình trạng này, tôi cho là trong nhận thức của chúng ta không đầy đủ. Cách đây 8 năm Quốc hội đã thẩm định và không tán thành việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam nhưng vẫn khẳng định cần thiết phải sớm có một đường sắt hoàn thiện, có tốc độ cao để đáp ứng như là một phương tiện xương sống của hệ thống giao thông của chúng ta, vậy 8 năm qua hầu như dẫm chân tại chỗ, phải chăng đầu tư làm đường bộ dễ chia sẻ lợi ích, trong khi đường sắt đầu tư lớn.

Từ thực tế trên, đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT nói rõ quan điểm của mình đối với đường sắt Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đường sắt chúng ta phải quản lý như đường cao tốc. Đường sắt là loại hình vận tải đặc biệt, không có tuyến đường thứ hai để tránh,vì khi chạy bám sát đường ray, nên cần quản lý chặt chẽ để tránh đường giao cắt, vật nuôi, con người có thể xâm phạm, phạm vi an toàn dẫn đến tai nạn.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đặc biệt sau khi đất nước thống nhất, tình hình kinh tế nước ta vô cùng khó khăn, chúng ta vừa quản lý vận hành nhưng chưa làm tốt công tác quản lý hành lang, có giải pháp để bảo đảm an toàn giao thông tuyệt đối cho tuyến đường sắt.

“Do đó, khi chúng ta phát hiện ra một loạt, như 5.719 đường giao cắt chúng ta đã tập trung hết sức cao độ. Hàng năm đều giảm được vài trăm đường giao cắt bằng các biện pháp. Hiện nay đường này rất lạc hậu, trách nhiệm của chúng ta tôi nghĩ rằng sẽ thực hiện những giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn và hoạt động”. – ông Thể nói và cho biết, về lâu dài, Bộ GTVT đang xây dựng đề án tuyến đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao để báo cáo Quốc hội.

“Dự án đường sắt cách đây 8 năm đã trình Quốc hội nhưng Quốc hội chưa thông qua. Chúng tôi nghĩ trách nhiệm lớn thuộc về Bộ Giao thông vận tải khi Quốc hội không thông qua, chúng ta cảm thấy dự án này rất cần thiết cho xã hội chúng ta phải kiên trì đề xuất. Thời gian qua Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện nhiệm vụ tham mưu, năm tới 2019 theo chương trình Bộ Giao thông vận tải sẽ trình đề án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao” – Bộ trưởng Thể thông tin thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đường sắt đang bị “bỏ rơi"?!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO