GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Đường vào lòng dân

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 28/08/2021 11:20

Về cơ sở là đến với dân, đường về cơ sở cũng là đường đi vào lòng dân!

Thủ tướng Phạm Minh Chính vao thăm khu cách ly tập trung (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vào thăm khu cách ly tập trung (Ảnh: VGP)

Ngày xưa, các đấng quân vương ngoài việc thiết triều bàn nghị việc nước, điều khiển việc quốc gia đại sự, nhiều vị đã đi vi hành vào chốn nhân gian để tìm hiểu nhân tình thế thái. Nhưng hầu hết là những cuộc “dạo chơi” phong hoa tuyết nguyệt.

Ngay sau khi đảm trách nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lập tức tìm về cơ sở, vào các “điểm nóng” ở Bình Dương, TPHCM thị sát tình hình.

Thủ tướng đích thân đến kiểm tra doanh nghiệp FDI, hỏi han người lao động, trò chuyện với người dân, làm tư tưởng với đội ngũ ý bác sĩ tuyến đầu,… đó là chất liệu tổng hợp thành ý kiến chỉ đạo khi làm việc với lãnh đạo các địa phương.

Tại Bình Dương, Thủ tướng vào một khu trọ đề nghị người dân gọi vào đường dây nóng y tế, những 4 cuộc gọi mới có người nghe máy, tương tự trước đó ở TPHCM, đường dây “nóng” cũng “nguội”.

Là người điều hành vĩ mô, bên cạnh và bên dưới là cả hệ thống thừa hành công vụ hùng hậu, việc duy trì cầu nối với dân chẳng phải là điều gì đó quá to tát, đại sự.

Nhưng, cũng thiết nghĩ, chuyện nhỏ không giải quyết lâu ngày thành chuyện lớn, bất kỳ chuyện lớn nào đều bắt đầu từ vài việc lặt vặt như thế. Việc nhỏ nhưng cấp thiết, dân cần ấy chính là việc lớn.

Mô hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Becamex Bình Dương chuyển từ tập trung sang vừa tập trung vừa phân tán, chạy chữa từ xa, từ sớm, từ cơ sở, giảm áp lực cho tuyến trên. Vì vậy, càng sát dân, càng dễ dàng bóc tách F0, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

Thủ tướng thăm hỏi và động viên đội ngũ ý bác sĩ (Ảnh: VGP)

Thủ tướng thăm hỏi và động viên đội ngũ ý bác sĩ (Ảnh: VGP)

Quả thật, có nhiều thứ khi bình thường quá đỗi bình thường, nhưng bây giờ trở thành phi thường, đó là hạt gạo, cọng rau, được đến bệnh viện, được chăm sóc sức khỏe.

Một cuộc gọi, hai cuộc gọi, ba cuộc gọi,… không ai nghe, trong lúc này không khác gì bồi thêm sự tuyệt vọng khi bệnh nhân COVID-19 cận kề cái chết. Nó có thể bật ra mọi ý nghĩ tiêu cực, rằng chính quyền bỏ rơi dân, không thật sự quan tâm dân, tạo cơ hội cho các phần tử tuyên truyền chống phá.

Có thế nào người ta mới gọi là “chính quyền cơ sở”, hiểu đơn giản “cơ sở” chính là dân, dân chính là “cơ sở”, về với cơ sở là về với dân, gần dân mới hiểu dân cần gì, tận thấy tình trạng của họ ra sao,… thế mọi quyết sách mới chuẩn xác được.

Rất nhiều sự việc “bé xé ra to” do chính quyền cơ sở chủ quan, thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy tốt tươi mà không biết có những mồi lửa cháy âm ỉ trong đó, đến khi bùng phát thì dập không kịp.

Bác Hồ nhiều lần nói về khái niệm “gần dân”, "trọng dân", thì cốt yếu cũng chính là như vậy, đặc biệt trong lúc nguy nan như thế này, tư tưởng, nguyện vọng, đời sống của nhân dân cần được phản ánh đúng, đầy đủ để quyết sách lấy ra từ dân mới có thể đi vào lòng dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19

    Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19

    08:40, 02/08/2021

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt lợi ích Quốc gia, Dân tộc lên trên hết!

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt lợi ích Quốc gia, Dân tộc lên trên hết!

    15:41, 26/07/2021

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên trì thực hiện mục tiêu kép

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên trì thực hiện mục tiêu kép

    01:00, 02/07/2021

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải sản xuất vaccine COVID-19 với tinh thần

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải sản xuất vaccine COVID-19 với tinh thần "3 không và 5 thật"

    17:11, 07/06/2021

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành viên Chính phủ cần

    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành viên Chính phủ cần "4 thật"

    15:00, 03/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Đường vào lòng dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO