[eMagazine] LEE & MAN Việt Nam: Hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn

Phương Hà - Lê Sáng 07/09/2019 08:00

Một trong những mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp hiện nay, đó là sản xuất năng suất mà vẫn đảm bảo yếu tố xanh gắn với phát triển bền vững và hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

===o0o===

Một trong những mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp hiện nay, đó là sản xuất năng suất mà vẫn đảm bảo yếu tố xanh gắn với phát triển bền vững và hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. Để hiểu thêm về vấn đề này, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã phỏng vấn ông Patrick Chung - Tổng Giám đốc Lee & Man Việt Nam.

===o0o===

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là xu hướng mà các doanh nghiệp sản xuất đang theo đuổi, vậy ông đánh giá như thế nào về mô hình KTTH ở Việt Nam hiện nay?

Ông Patrick Chung: Như các bạn đã biết, rác thải, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, lãng phí tài nguyên và nguyên liệu cạn kiệt đang là thách thức với nhiều nền kinh tế. KTTH được đánh giá là giải pháp có thể giúp các nước, trong đó có Việt Nam thích nghi theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Theo đó, mô hình KTTH chú trọng vào việc quản lý, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Trên thế giới từ lâu rất quan tâm phát triển mô hình này, đặc biệt tại các quốc gia phát triển.

Ví dụ, tại Thuỵ Điển, có đến 99% lượng rác thải được tái sử dụng. Không chỉ nằm ở chính sách quốc gia, ngày càng nhiều các công ty sản xuất lớn trên thế giới có sáng kiến áp dụng mô hình sản xuất này trong sản xuất.

Ở Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải. Việt Nam ưu tiên hướng tới nền KTTH trong lĩnh vực công nghiệp gồm tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy… Từ phía chúng tôi cũng mong muốn phát triển và lan toả mô hình KTTH theo xu hướng của thế giới, phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành giấy ở Việt Nam giai đoạn 2020-2025.

===o0o===

Là doanh nghiệp giấy có vốn ngoại lớn nhất Việt Nam, vậy mô hình KTTH được áp dụng như thế nào trong quy trình sản xuất của Lee & Man, thưa ông?

Ông Patrick Chung: Chúng tôi chủ trương xây dựng Lee & Man như một mô hình thu nhỏ của KTTH. Trong đó, có đến 99% nguyên liệu đầu vào để sản xuất là từ giấy phế liệu và chất thải trong quá trình sản xuất cũng được chúng tôi tận dụng lại hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp khác để tiếp tục tái chế.

Các loại chất thải rắn thải ra trong quá trình sàng lọc giấy phế liệu sẽ được cung cấp lại cho các doanh nghiệp tái chế nhựa, kim loại…. Hiện tại, Lee & Man đang thuê công ty Phúc Thiên Long để giúp tách nhựa, gỗ, nước ra từ chất thải. Thành phẩm nhựa tái chế sẽ được dùng để làm giày dép hoặc các sản phẩm tiêu dùng từ nhựa khác.

Nếu không sử dụng được các chất phế thải này nữa thì công ty sẽ xử lý đốt và “phụ phẩm” của nó lại được tái sử dụng. Ví dụ như hiện nay, INSEE dùng bụi tro bay từ Lee & Man để tạo xi măng hoặc công ty khác sẽ sử dụng tro xỉ để sản xuất gạch không nung và làm vật liệu xây dựng…

Bên cạnh đó, với việc sử dụng hơn 95% nguồn nguyên liệu là giấy tái chế, Lee & Man góp phần giúp Việt Nam giảm khai thác hơn 24 triệu cây xanh, tiết kiệm khoảng 45,5 triệu mét khối nước và khoảng gần 6 tỷ KWh năng lượng điện, góp phần đáng kể giảm thải lượng phát thải và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước quý giá…

===o0o===

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư sản xuất theo mô hình KTTH liệu có quá tốn kém, rất nhiều doanh nghiệp đưa ra ý tưởng nhưng không thực hiện được, vậy thời gian qua Lee & Man đã có hướng đi trong việc  đầu tư  để bảo vệ môi trường như thế nào, thưa ông? 

Ông Patrick Chung: Tôi nghĩ là có nhưng bất cứ sự đầu tư nào cho môi trường cũng đều cần thiết. Cho tới thời điểm này Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ những nhà cung cấp thiết bị sản xuất giấy hàng đầu như Cộng hòa Áo, Thuỵ Điển, Mỹ, Đức,…  

Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải như nước thải sản xuất, sinh hoạt, chất thải rắn, khử ồn, khử mùi...

 Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải như nước thải sản xuất, sinh hoạt, chất thải rắn, khử ồn, khử mùi...

Cụ thể, trong năm 2018, Lee & Man đã dành 300.000 USD chỉ cho riêng hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, 1,1 triệu USD dành cho trang thiết bị. Trong năm 2019, Công ty tục nhập một đợt máy mới trị giá 865.000 USD và chi phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải hơn 288.000 USD.

Đồng thời, Lee & Man cũng triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành; triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Tôi cho rằng những yêu cầu này đòi hỏi không chỉ Lee & Man mà các doanh nghiệp khác cần luôn chủ động trong việc sản xuất “sạch” và “xanh”, đặc biệt trong khâu xử lý chất thải để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Lee & Man cũng từng đứng trước thách thức lớn về môi trường khi lần đầu vận hành thử nhà máy tại Hậu Giang. Đó là bài học “xương máu” giúp chúng tôi tự điều chỉnh, xem xét và cẩn trọng trong khâu sản xuất, xử lý chất thải...

Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải như nước thải sản xuất, sinh hoạt, chất thải rắn, khử ồn, khử mùi.

Không chỉ Lee & Man mà các doanh nghiệp khác cần chủ động trong việc sản xuất sạch, xanh, đặc biệt trong khâu xử lý chất thải để đạt mục tiêu phát triển bền vững..

Việc sử dụng phần lớn nguồn nguyên liệu là giấy tái chế thay vì gỗ để sản xuất giấy bao bì cao cấp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã giúp tiết kiệm được năng lượng, góp phần đáng kể giảm thải lượng phát thải và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Bên cạnh đó, phát thải từ quá trình sản xuất của nhà máy cũng được cung ứng lại cho các đơn vị sản xuất khác để tạo ra sản phẩm mới. 

Không chỉ Lee & Man mà các doanh nghiệp khác cần chủ động trong việc sản xuất sạch, xanh, đặc biệt trong khâu xử lý chất thải để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Lee & Man lấy bền vững làm mục tiêu để phát triển công ty

===o0o===

Với mô hình KTTH, theo ông có phải là áp lực đối với Lee & Man nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung, trong điều kiện kinh phí dành cho môi trường eo hẹp? Ông có thể chia sẻ chiến lược phát triển bền vững của Lee & Man trong thời gian tới?

Ông Patrick Chung: Theo tôi, chính các doanh nghiệp nên hiểu rằng, KTTH không phải là một “áp lực” mà là cơ hội của chính mình, trước hết là giúp doanh nghiệp giảm thiểu bớt các rủi ro đến từ việc khan hiếm nguyên liệu và biến động giá tài nguyên.

Là một doanh nghiệp sản xuất, tôi tin tưởng xu hướng phát triển của Lee & Man sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp khác. Do đó, chúng tôi  đang cố gắng  làm sao để mô hình KTTH lan toả khắp Việt Nam.

Ngoài việc tiếp tục tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, xử lý thải, Lee & Man tích cực tìm kiếm thêm đối tác để có thể tái sử dụng nguồn rác thải đến mức tối đa. Chúng tôi cũng sẽ luôn đồng hành cùng các cơ quan, hiệp hội ở Việt Nam như VBCSD, VCCI, VPPA… để thúc đẩy sự phát triển của ngành giấy theo hướng xanh, sạch và phát triển bền vững… Đây là những cam kết của chúng tôi về một mục tiêu phát triển bền vững ngay từ ban đầu khi đặt chân tới Việt Nam…

===o0o===


===o0o===

LEE & MAN VÀ TRÁCH NHIỆM NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG

Tại nhà máy của Lee & Man, hơn 95% nhân viên là người Việt. Bên cạnh mối quan tâm và sự tập trung vào sứ mệnh nâng cao trình độ nguồn nhân lực địa phương nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng vận hành nhà máy, đời sống sinh hoạt hằng ngày của công nhân viên cũng luôn được chú trọng. Cụ thể vào cuối tháng 3/2018, công ty đã khởi công khu ký túc xá với mức đầu tư lên đến hơn 380 tỷ đồng, cung cấp chỗ ở với đầy đủ tiện nghi cho 1,500 cán bộ công nhân viên của nhà máy. Đây được xem là dự án dành cho công nhân viên hiện đại và quy mô bậc nhất khu vực ĐBSCL.

Về mảng phối hợp giáo dục, Lee & Man Việt Nam cũng đang hợp tác với 2 trường Đại học Nông Lâm và Cao đẳng Điện lực Hồ Chí Minh triển khai chương trình khuyến học đối với con em tỉnh Hậu Giang và khu vực ĐBSCL. Qua chương trình, sinh viên được cung cấp chi phí học tập, sinh hoạt, chỗ ở khi theo đuổi chuyên ngành kỹ sư sản xuất giấy hay kỹ thuật điện và được hỗ trợ để thực tập, học hỏi và làm việc tại công ty.

Là một doanh nghiệp nước ngoài nhưng luôn tích cực hưởng ứng các hoạt động cộng đồng ở địa phương, Lee & Man Việt Nam đã tham gia đóng góp 500 triệu đồng trong tổng số 176 tỷ đồng cho chương trình Vầng Trăng Cổ nhạc Thương Quá Hậu Giang do tỉnh phát động nhằm chung tay tài trợ quỹ An sinh Phúc lợi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra vào năm 2018, Lee & Man đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để xây dựng trường Mẫu giáo Tuổi Thơ tại huyện Châu Thành và một số Nhà Tình thương cho các hộ gia đình khó khăn. Nhân dịp Tết Nguyên Đán 2019, chúng tôi cũng đã phối hợp với UBND thị trấn Mái Dầm trao tặng 50 phần quà là các nhu yếu phẩm cần thiết sử dụng trong dịp Tết cho các hộ nghèo và gia đình chính sách trên địa bàn. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[eMagazine] LEE & MAN Việt Nam: Hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO