Trong thời gian qua, EVNNPC đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp như: Đầu tư nâng cáp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu,...
Trước tình hình nguồn cung điện không có sự gia tăng nhiều trong khi nhu cầu sử dụng tiếp tục tăng mạnh, công tác giảm tổn thất điện năng (TTĐN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu luôn được công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) quan tâm và chú trọng thực hiện.
Trong thời gian qua, EVNNPC đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp như: Đầu tư nâng cáp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng,... nhằm giảm tỷ lệ TTĐN.
Tuy nhiên, tỷ lệ TTĐN của EVNNPC vẫn còn cao, theo báo cáo của Ban Kỹ thuật: tháng 7/2019 công tác TTĐN thực hiện đạt 5,65%, lũy kế đạt 5,22%, cao hơn 0,02% so với cùng kỳ 2018. Trong đó: TTĐN trên lưới 110kV là 1,18% cao hơn 0,09% so với cùng kỳ 2018; trên lưới trung áp là 2,77%, thấp hơn 0,30% so với cùng kỳ 2018; trên lưới hạ áp là 5,90%, thấp hơn 0,19% so với cùng kỳ 2018.
Trạm biến áp còng lưng gánh tải cao
Một số nguyên nhân dẫn đến TTĐN cao do ảnh hưởng của tình hình thời tiết tháng 7 mưa nhiều dẫn đến một số đường dây phải truyền tải công suất của các nhà máy thủy điện; Hiện EVNNPC có 112/433 MBA 110kV vận hành tải cao trên 80%, chiếm tỷ trọng 12,93%, đặc biệt có 17 MBA mang tải từ 100 - 110% cũng làm tăng TTĐN tại các khu vực: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thái Bình, Yên Bái, Hải Dương, Nam Định.
Trong 7 tháng đầu năm 2019 EVNNPC không có thêm TBA 220kV nào được đưa vào vận hành để góp phần làm giảm TTĐN. Ngoài ra, tại 2 TBA 220kV Vĩnh Tường và 220kV Phú Bình các điểm đo đếm giao nhận giữa NPC và NPT đều được đặt tại phía 220kV, vì vậy toàn bộ phần sản lượng điện năng tự dùng và điện năng tổn thất máy biến áp của 2 trạm này EVNNPC phải chịu. Ước tính mỗi tháng sản lượng tiêu thụ tại 2 trạm này khoảng trên 200.000 kWh và làm tăng TTĐN của toàn EVNNPC khoảng 0,0025%/tháng.
Tổn thất điện năng
Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), bà Đỗ Nguyệt Ánh cho rằng, trong thời gian tới, nếu không có những giải pháp đồng bộ xuyên suốt và quyết liệt hơn nữa thì công tác giảm tổn thất điện năng của EVNNPC sẽ gặp khó khăn.
Đồng thời, bà Đỗ Nguyệt Ánh yêu cầu toàn EVNNPC cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, phải tăng cường đảm bảo hạn chế sự cố đường dây bằng các giải pháp: Đảm bảo hệ thống thoát sét; Đảm bảo cách điện; Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp; Xử lý các tồn tại trên lưới điện; Đảm bảo công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất, nghiệm thu công trình mới; Triển khai công nghệ giảm trị số tiếp địa đường dây bằng công nghệ Bipron đối với các đường dây có điện trở tiếp địa lớn; Thực hiện các dự án cải tạo đường dây tiết diện nhỏ vận hành lâu năm có nguy cơ mất an toàn.
Liên quan đến công tác đầu tư, bà Ánh cho rằng, EVNNPC cần tiếp tục thực hiện bổ sung đường dây TBA để chống quá tải, tăng cường liên kết giữa các TBA 110kV, định hướng đáp ứng tiêu chí N-1 đối với lưới điện 110kV trở lên đến năm 2020. Đồng thời, thực hiện bổ sung recloser, LBS phân đoạn lưới điện để linh hoạt trong vận hành; bổ sung thiết bị chỉ báo sự cố để phát hiện và xử lý nhanh sự cố... Nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng vật tư thiết bị đưa vào lưới điện.
Đặc biêt, EVNNPC phải đảm bảo chất lượng công trình mới đóng điện, đặc biệt với các TBA 110kV mới cần kiểm soát chặt chẽ từ khâu thiết kế, thẩm định, chất lượng thiết bị thiết bị mua mới, thi công giám sát, đến nghiệm thu đưa vào vận hành, kiên quyết xử lý các tồn tại trong quá trình thi công xây lắp công trình trước khi đóng điện . . .
Có thể bạn quan tâm
13:07, 28/08/2019
15:35, 21/08/2019
15:49, 23/07/2019
16:00, 07/06/2019
Về giải pháp về đầu tư cải tạo lưới điện, theo bà Ánh, cần tiếp tục đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình đầu tư cải tạo lưới điện theo kế hoạch; Thực hiện theo định hướng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng tiêu chí N-1 cho lưới điện 110kV trở lên; tăng cường liên kết vòng trung áp, liên kết giữa các TBA 110kV; bổ sung thiết bị đóng cắt, phân đoạn đường dây, bổ sung chỉ báo sự cố... để linh hoạt trong vận hành và phát hiện nhanh vị trí sự cố.
Về quản lý vận hành, bà Ánh cho rằng, cần quản lý chặt chẽ công tác trên lưới điện bao gồm chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, nhân lực, phương án thi công để giảm thời gian mất điện công tác trên lưới; Phối hợp tối ưu công tác để giảm thiểu thời gian và số lần cắt điện; đảm bảo tuân thủ quy trình quy định, kỷ luật vận hành; đảm bảo lực lượng vận hành được đào tạo đảm bảo nắm vững công việc được giao...
Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống SCADA, mở rộng phạm vi giám sát, điều khiển từ xa đối với các recloser, LBS trên lưới điện phân phối; Khai thác các chức năng tự động cô lập sự cố, khôi phục cấp điện; Tăng cường vệ sinh cách điện không cắt điện và sửa chữa đấu nối hotline.
Đồng thời, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát qua các phần mềm cập nhật kế hoạch công tác trên lưới, sự phản hồi của khách hàng về tình hình mất điện tại các khu vực phản ánh qua Trung tâm chăm sóc khách hàng để có cơ chế giám sát, nhắc nhở các đơn vị không nghiêm túc thực hiện cập nhật tình hình mất điện trên lưới điện do đơn vị mình quản lý…
“Với tinh thần và quyết tâm cao, yêu cầu từ Ban Lãnh đạo Tổng công ty đến các đơn vị thành viên sẽ nhanh chóng vào cuộc triển khai thực hiện nhiệm vụ, tập trung quyết liệt vào những giải pháp đã đề ra”, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc nhấn mạnh.