FAO khuyến nghị công bố dịch tả lợn "khẩn cấp quốc gia", Bộ Nông nghiệp nói "không có cơ sở"

Thy Hằng 22/03/2019 09:38

Sau khuyến nghị công bố dịch tả lợn châu Phi ở tình trạng khẩn cấp quốc gia của FAO, Bộ NN&PTNT cho biết thông tin không chính xác và không có cơ sở công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam vừa có thông cáo gửi các cơ quan báo chí Việt Nam về việc tổ chức này đưa ra khuyến nghị cần công bố dịch tả heo châu Phi (ASF) ở tình trạng khẩn cấp quốc gia, áp dụng phương pháp phân vùng để ngăn chặn sự lây lan dịch theo diện rộng. 

dịch tả lợn châu Phi (ASF) xuất hiện tại 253 xã, 57 huyện của 19 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 26.807 con,

Dịch tả lợn châu Phi (ASF) xuất hiện tại 20 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là hơn 26.807 con.

Tuy nhiên thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ngày 21/3 khẳng định, thông tin này là không chính xác. Thực tế, Bộ NN&PTNT chưa nhận được khuyến cáo nào từ FAO tại Việt Nam về vấn đề này. 

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), Việt Nam đã có quy định về việc khi nào cần ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong khi đó, trên thế giới chưa có nước nào phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả heo châu Phi. Ngay tại Trung Quốc, dịch tả heo châu Phi đã bùng phát, buộc phải tiêu hủy hơn 1 triệu con heo mắc bệnh, nhưng cũng không phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Đại diện Cục Thú y cũng khẳng định, vì dịch bệnh này không lây qua người, do đó càng không có cơ sở phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Thực tế, hiện các đơn vị chức năng từ trung ương đến địa phương của Việt Nam đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn và khống chế dịch tả heo châu Phi. 

Trước đó, ngày 19/3, một đánh giá khẩn cấp trong vòng 5 ngày về sự lây lan dịch tả lợn châu Phi (ASF) vừa được thực hiện bởi Tổ chức FAO, phối hợp với tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nhằm tăng cường khả năng đáp ứng và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Có thể bạn quan tâm

  • FAO khuyến nghị Việt Nam công bố dịch tả lợn châu Phi ở tình trạng khẩn cấp quốc gia

    15:29, 19/03/2019

  • Người chăn nuôi lâm vào cảnh "đường cùng" vì dịch tả lợn châu Phi

    11:01, 09/03/2019

  • Thịt lợn ế ẩm vì dịch tả lợn Châu Phi

    01:46, 08/03/2019

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện “5 không” để chống dịch tả lợn châu Phi

    11:31, 04/03/2019

  • Dịch tả lợn châu Phi lây lan do… giá đền bù thấp 

    10:00, 04/03/2019

  • Thanh Hoá: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, bà nội trợ lo sợ, người nuôi lao đao

    01:58, 27/02/2019

Đoàn đánh giá bao gồm các chuyên gia về dịch tả lợn châu Phi, quản lý khẩn cấp, tiêu hủy, tiêu độc và khử trùng, chuyên gia về ngành chăn nuôi lợn và cán bộ kỹ thuật thuộc Cục Thú y Việt Nam (DAH) và FAO Việt Nam. 

Đoàn đánh giá đã đến thăm các tỉnh bị ảnh hưởng và họp bàn với lãnh đạo Cục Thú Y, Cục Chăn nuôi và chính quyền địa phương để đánh giá các biện pháp ứng phó hiện tại với dịch bệnh và các nguồn lực được phân bổ để kiểm soát ổ dịch cũng như điều tra sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi.

Ông Albert T. Lieberg, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam cho biết: “Cục chăn nuôi (DLP) ước tính hiện có hơn 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Do vậy, khi đàn lợn buộc phải tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp kiểm soát dịch sẽ dẫn tới gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình ở vùng nông thôn. Cùng với các đối tác quốc tế khác, FAO sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đối phó với dịch bệnh này và giảm thiểu hậu quả”.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 18/3, dịch tả lợn châu Phi (ASF) xuất hiện tại 253 xã, 57 huyện của 19 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 26.807 con, trong đó tỉnh mới xuất hiện là Bắc Ninh và một địa phương khác cũng đã xuất hiện là Thừa Thiên- Huế (đang đợi quyết định công bố dịch). Tới ngày 20/3 bổ sung thêm Lai Châu là địa phương thứ 20 ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi. Nguy cơ dịch bệnh này tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, gây tâm lý hoang mang đối với nhiều hộ chăn nuôi và cả người tiêu dùng thịt lợn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
FAO khuyến nghị công bố dịch tả lợn "khẩn cấp quốc gia", Bộ Nông nghiệp nói "không có cơ sở"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO