FDI: Cần chất lượng chứ không phải số lượng

Sông Hàn 29/04/2019 05:00

Dòng vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng vốn FDI một cách hiệu quả vẫn là một bài toán khó.

Tại Hội thảo Công bố Báo cáo năng suất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)  tổ chức ngày 26/4 vừa qua đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Trong đó, yêu cầu chọn lọc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho nền kinh tế lại được tranh luận “nóng”.

Sở dĩ nói tranh luận “nóng”, vì một con số cho thấy thành thích xuất khẩu của Việt Nam lệ thuộc vào FDI là rất lớn. Nói như Chuyện gia kinh tế Phạm Chi Lan thì FDI đang đẩy Việt Nam vào thế lệ thuộc rất lớn trong mọi thứ tăng trưởng. “72% tỉ lệ xuất khẩu có được là từ FDI, trong đó có những doanh nghiệp FDI chiếm đến 25% giá trị xuất khẩu. Hơn 50% ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam nằm trong tay FDI” -  Bà Phạm Chi Lan nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Tháo gỡ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp giúp thu hút FDI thế hệ mới

    00:37, 24/04/2019

  • Chuyên gia Phạm Chi Lan cảnh báo về rủi ro nợ của khu vực FDI tác động đến nền kinh tế Việt Nam

    07:15, 23/04/2019

  • Đằng sau sự chuyển dịch của dòng FDI Trung Quốc vào Việt Nam

    15:02, 21/04/2019

  • Tiếp tục đà thu hút đầu tư FDI Hàn Quốc vào Việt Nam

    05:00, 13/04/2019

  • Không “xé rào” cho các FDI “chất lượng kém”

    11:00, 09/04/2019

  • Doanh nghiệp FDI còn thiếu niềm tin vào giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án

    00:15, 29/03/2019

  • Doanh nghiệp FDI còn gặp nhiều vướng mắc khi đầu tư vào TP HCM

    09:03, 27/03/2019

  • Doanh nghiệp FDI "sợ" chính sách không ổn định

    00:13, 21/03/2019

  • Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm mạnh

    15:50, 19/03/2019

Khách quan mà nói, không thể phủ nhận, thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp một phần vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, việc quá mở cửa để thu hút FDI cũng đang dẫn đến những hệ lụy về môi trường mà dư luận xã hội đã và đang chứng kiến trong thời gian vừa qua.

Một trong những ví dụ điển hình cho sự quá ưu ái các doanh nghiệp FDI dẫn đến việc phải đánh đổi môi trường khiến dư luận xã hội chưa thể nguôi ngoai chính là trường hợp của nhà máy Formosa (Hà Tĩnh). Và có thể khẳng định, đây chính là sự kiện ô nhiễm môi trường biển lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay. 

Bên cạnh đó, FDI được kỳ vọng giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhưng lực lượng lao động người Việt tại các doanh nghiệp FDI năm cao nhất cũng chỉ chiếm 6%, trong khi đó lao động trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới 43%.

Có thể nói, mặt trái của FDI đã được các chuyên gia kinh tế phân tích từ lâu, trong đó TS Bùi Trinh đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam hầu như không thu được gì từ công nghệ, lao động, đến thuế từ khu vực FDI, trong khi luồng tiền chảy ra ngoài qua chi trả sở hữu hàng năm là cực lớn. Vì lẽ đó, TS Bùi Trinh cho rằng, việc xây dựng cơ chế kiểm soát doanh nghiệp FDI là cần thiết, dù đã muộn nhưng muộn còn hơn không.

Đáng chú ý, mới đây, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút FDI trong 4 tháng đầu năm 2019 đã đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây. Cụ thể, tính đến ngày 20/4/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,59 tỷ USD, tăng 81%. Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Vấn đề đặt ra là, muốn có nhà đầu tư FDI tốt, cần phải có thể chế chính sách tốt, không phải chỉ là việc rà soát chính sách FDI mà quan trọng là đưa Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư chất lượng. Tuy nhiên, để giải bài toán chọn lọc nhà đầu tư FDI chất lượng cao cho nền kinh tế là cả một vấn đề lớn.

“Cần phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn; sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư FDI chất lượng cao về hạ tầng cơ sở, logistics; thuận lợi hóa thương mại cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện, Việt Nam mới chỉ khuyến khích FDI bằng thuế, ưu đãi chính sách, khi họ hết thời gian hoạt động, sẵn sàng từ bỏ và sang địa phương khác để hưởng lợi” - TS Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định.

Hơn nữa, chúng ta cũng đừng quên, một nút thắt chính cần cởi bỏ là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức. Bộ máy thì cồng kềnh, kém hiệu năng, công chức thì thừa nhưng thiếu năng lực. Song song, những lỗ hổng trong quản lý khu vực doanh nghiệp FDI đang đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, có như vậy mới mong chặn đứng các ảnh hưởng tiêu cực, góp phần mang lại giá trị thực cho tăng trưởng GDP hàng năm.

Chính vì vậy, đây là giai đoạn, thời điểm mà chúng ta có quyền, được quyền chọn lọn nguồn FDI để ưu tiên về lĩnh vực nào, ưu tiên như thế nào? Và phải chuyển từ thu hút, sử dụng sang hợp tác, phát triển. Trong đó, tổng thể vẫn là lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường, chất lượng cuộc sống và thu nhập của người lao động, chứ không phải số lượng bao nhiêu, giải ngân được bao nhiêu từ nguồn FDI.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
FDI: Cần chất lượng chứ không phải số lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO