FTA thế hệ mới và những cơ hội cho Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Trong gần 20 năm qua, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã phát triển mạnh, đem đến nhiều lợi ích cho các nước tham gia.

Nhưng, một xu hướng mới đã và đang phát triển và ngày càng được nhiều nước đàm phán, ký kết và thực thi là các FTA thế hệ mới.

Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA).

- Thưa ông, kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008 chúng ta đã nhận thấy dấu hiệu ngày càng rõ nét của các chính sách bảo thủ trong kinh tế quốc tế và làn sóng “xét lại toàn cầu hóa”. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?

Nguyên nhân khách quan đầu tiên dẫn đến các chính sách bảo thủ trong kinh tế quốc tế và làn sóng “xét lại toàn cầu hoá” xuất phát từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, khủng hoảng nợ công 2010 làm giảm phúc lợi tại nhiều quốc gia dẫn đến xu hướng dân túy nhằm bảo hộ lợi ích của các nhóm cử tri trong nước.

Theo nghiên cứu của ngân hàng Standard and Chartered, số lượng các đánh giá phân biệt đối xử thương mại (ví dụ các vụ khởi kiện đối tác, hoặc áp thuế chống bán phá giá… nhằm bảo vệ thị trường nội địa) do các nước G20 áp đăt từ tháng 11/2008 đến tháng 12/2018 đã tăng từ 1000 vụ lên 10.000 vụ. Riêng Mỹ (1.666 vụ) và Đức (1.250 vụ), Ấn Độ (956 vụ), Nga (682 vụ) và Trung Quốc (458 vụ) đã chiếm tới 50% số vụ đánh giá phân biệt đối xử nhắm vào các quốc gia khác.

Thứ hai, sự kém hiệu quả của các định chế đa phương dần bộc lộ khiến những hoài nghi vào lợi ích thực tế của các định chế này tăng lên. Nguyên nhân khách quan thứ ba đến từ sự thay đổi nhanh chóng về sức mạnh tổng hợp của các quốc gia, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra sự bất an và thách thức mới cho Mỹ.

Xét về nguyên nhân chủ quan, chúng ta cần phải đề cập đến một nhóm các nhà lãnh đạo cứng rắn và ủng hộ việc bảo vệ lợi ích quốc gia đã được bầu chọn làm lãnh đạo của các quốc gia quan trọng. Điều này không chỉ ám chỉ Mỹ, nó còn bao gồm trước hết là Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó có thể kể đến Italia, Hungary hay Ba Lan. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thông tin cũng tạo ra nhiều cơ hội để việc phản biện các mô hình hiện có diễn ra nhiều và cởi mở hơn.

Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC và Bộ trưởng Bộ Công Thương TRẦN TUẤN ANH tại lễ ký Hiệp định RCEP. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC và Bộ trưởng Bộ Công Thương TRẦN TUẤN ANH tại lễ ký Hiệp định RCEP. Ảnh: TTXVN.

- Vậy, đặc điểm nổi bật của các FTA thế hệ mới mà chúng ta hay gọi là FTA 2.0 là gì, thưa ông?

Các FTA 2.0 chú trọng đến các vấn đề vượt lên trên thuế quan, đặc biệt là vấn đề thể chế. Nhìn chung các FTA này có mấy điểm nổi bật hơn so với FTA trước đó, thể hiện bằng số chương thảo luận về thương mại và thuế quan bây giờ chỉ còn là một phần nhỏ trong tổng số chương của một FTA. Năm đặc điểm nổi bật của các FTA 2.0 so với các FTA thế hệ trước bao gồm:

- Có yêu cầu về xuất khẩu, xuất xứ khắt khe hơn;

- Ít trợ giá cho khu vực nhà nước hơn để tạo điều kiện cho khu vực tư;

- Độ minh bạch cao;

- Quan tâm hơn đến phát triển bền vững;

- Có chế tài chặt chẽ và xử lý mức độ cao đối với các vi phạm

- Hiệp định RCEP mới ký kết được xem như là một nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và tự do hóa thương mại. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về hiệp định này và lợi ích của mỗi bên trong RCEP là gì?

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có những lợi ích không thể không kể đến đó là một thắng lợi chính trị quan trọng cho ASEAN, Việt Nam với tư cách chủ tịch ASEAN năm nay và cho chủ nghĩa đa phương. Tiếp theo, mặc dù ASEAN đã có FTA song phương với cả 5 đối tác trong RCEP, nhưng với Nhật Bản – Trung Quốc và Hàn Quốc thì RCEP còn quan trọng hơn bởi lẽ nó giúp ba nước tạm thời khắc phục được việc không đi đến một thỏa thuận về FTA chung của khu vực Đông Bắc Á.

Cuối cùng, với tất cả 15 nước, RCEP lợi ích lớn nhất mà RCEP đạt được: chính là quy tắc xuất xứ do cộng gộp các yếu tố đầu vào từ tất cả các thành viên thay vì từ 10 hoặc 11 hoặc 12 như các FTA riêng lẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, RCEP cũng để lại nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Đầu tiên, sự rút lui của Ấn Độ khiến sức hấp dẫn của RCEP giảm xuống bởi Ấn Độ là một thị trường tiềm năng, đặc biệt là cho xuất khẩu nông nghiệp và hàng tiêu dùng.

Thứ hai, RCEP không chú trọng đến các vấn đề bên trên thuế quan như các FTA 2.0 mà chúng ta vừa phân tích ở trên.

Thứ ba, đối với ASEAN, lợi ích về thuế quan hoặc các điều kiện thương mại mà RCEP mang lại cũng không thật sự vượt trội hoặc rõ nét.

-  Đâu sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam cần có chính sách như thế nào để nâng tầm đối ngoại đa phương, vượt qua khủng hoảng COVID-19, thưa ông?

Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ và theo đuổi chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa đa phương về kinh tế. Tôi cũng nhấn mạnh thêm Việt Nam nên theo đuổi các FTA chất lượng cao, đòi hỏi mức độ khắt khe hơn về thể chế.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng cũng là một yêu cầu mới để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng tốt các FTA cũng như thích nghi với các thay đổi về môi trường toàn cầu.

- Cuối cùng, Việt Nam cần có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để có thể bắt kịp nền kinh tế mới, thích ứng với sự điều chỉnh của chuỗi cung ứng.Các doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị gì cho RCEP nói riêng và cho bối cảnh kinh tế toàn cầu 4 năm tiếp theo?

Đối với bối cảnh toàn cầu, các doanh nghiệp cần tập trung vào mấy vấn đề mang tính xu hướng quan trọng, bao gồm:

Thứ nhất, là theo dõi xu hướng suy giảm của kinh tế toàn cầu. Vấn đề mang tính chu kỳ 10 năm của nền kinh tế thế giới tương đối rõ nét. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 càng làm cho sự suy
giảm này trầm trọng hơn, cũng như khả năng phục hồi của kinh tế thế giới trở nên khó đoán trước hơn. Song song với sự suy giảm đó là những rủi ro về tài chính và khủng hoảng nợ công có thể cản trở nỗ lực mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai, xu hướng căng thẳng về địa chính trị có thể vẫn tiếp tục. Rủi ro này có thể khiến Chuỗi cung ứng, các hoạt động kinh tế thông thường bị tái cấu trúc lại, Đặt doanh nghiệp trước nhiều lệnh cấm hành chính và rào cản phi thương mại hơn.

Thứ ba, xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng sẽ được đẩy mạnh. Hiện nay có bốn khả năng “đa dạng hóa chuỗi cung ứng” tương ứng với bốn nhóm ngành có đặc tính khác nhau bao gồm (1) đưa hoạt động sản xuất về trong nước hoặc ở gần nước mình (reshoring); (2) đa dạng hóa chuỗi (diversification); (3) khu vực hóa chuỗi (regionalization); (3) nhân rộng chuỗi (replication).

Thứ tư, xu hướng chuyển đổi số hoặc ít nhất là số hóa hoạt động trong doanh nghiệp không những là xu hướng tất yếu mà còn được đẩy nhanh hơn qua COVID-19.

Đứng trước bốn thay đổi lớn đó và cộng thêm sự ra đời của RCEP, doanh nghiệp cần tập trung chuẩn bị tốt ở mấy điểm sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần có bộ phận nghiên cứu chiến lược để dự báo tình hình tốt hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Thứ hai, doanh nghiệp cần đầu tư đúng mức cho chuyển đổi số. Thứ ba, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt hơn nữa các FTA. Thứ tư, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao những cập nhật thay đổi về FTA và các quy định liên quan. Đặc biệt là Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ giữa năm nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết FTA thế hệ mới và những cơ hội cho Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714168360 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714168360 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10