FWC 2022: Logistics không biên giới vì một thế giới số và phát triển bền vững

Bài - Ảnh: THY HẰNG (Từ TP.Busan, Hàn Quốc) 15/09/2022 14:03

Đây là khẳng định của Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) tại Đại hội FIATA World Congress 2022 tại Busan, Hàn Quốc.

>>>FWC 2022: Hãng tàu “lấn sân” mở chuỗi "đe doạ" các doanh nghiệp logistics

Ngày 15/9, phát biểu tại phiên toàn thể của Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) -  FIATA World Congress 2022 (FWC 2022) tại TP.Busan, Hàn Quốc, Chủ tịch FIATA Ivan Petrov nhấn mạnh, FIATA – Liên đoàn các hiệp hội logistics thế giới là tiếng nói của cộng đồng logistics toàn cầu có nhiệm vụ làm cho chuỗi cung ứng bền vững và tầm nhìn là logistics không biên giới vì một thế giới số phát triển bền vững.

Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) -p/FIATA World Congress 2022 (FWC 2022) tại TP.Busan, Hàn Quốc.

Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) - FIATA World Congress 2022 (FWC 2022) tại TP.Busan, Hàn Quốc.

Theo đó, những phát triển của FIATA gần đây liên quan vấn đề vận đơn điện tử (eFBL), hệ thống thanh toán trực tuyến đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp liên quan pháp lý, thành lập nhóm công tác giải quyết khủng hoảng đường biển, Uỷ ban pháp lý đã đưa ra hướng dẫn với hàng hoá bị từ bỏ…

Ông Kim Byung-jin, Chủ tịch ủy ban tổ chức FWC 2022 cho biết, Đại hội thế giới FWC này đã bị hoãn hai năm do đại dịch hào quang, nhưng đó là một kinh nghiệm quý báu. Trải nghiệm này là cơ hội để khám phá các giải pháp bền vững có thể đóng góp cho các khu vực và quốc gia ngoài Đại hội Thế giới.

Chủ tịch FIATA Ivan Petrov.

Chủ tịch FIATA Ivan Petrov.

Trong khi đó, Ông Won Hee-ryong, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc chia sẻ: “Ngành logistics quốc tế đang phải đối mặt với một môi trường mới như lượng hàng hóa tăng nhanh và khủng hoảng chuỗi cung ứng”.

>>>FWC 2022: VLA tham gia đấu thầu giành quyền đăng cai FIATA WORLD 2025

>>>Đề xuất mô hình điểm logistics cộng đồng gắn với vùng nguyên liệu

Chia sẻ về phát triển lĩnh vực logistics của Busan, Thị trưởng thành phố Busan Park Hyung-jun cũng nhấn mạnh, thời điểm này sẽ mở ra thời điểm mới, thời điểm vàng cho sự phát triển ngành logistics thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng.

Ông Kim Byung-jin, Chủ tịch ủy ban tổ chức FWC 2022.

Ông Kim Byung-jin, Chủ tịch ủy ban tổ chức FWC 2022.

“Hàn Quốc đã có một thời gian rầt dài để trở thành nền kinh tế mở, cảng Busan là 1 trong 9 cảng bận rộn nhất trên thế giới từ khi mở cách đây 146 năm trước. Busan cũng có sân bay, đường sắt để kết nối phát triển vận tải đa phương thức. Với sân bay Busan được xây tới đây sẽ là động lực mới cho sự phát triển ngành logistics”.

Thị trưởng thành phố Busan Park Hyung-jun.

Thị trưởng thành phố Busan Park Hyung-jun.

Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc khẳng định, Chính phủ sẽ nỗ lực trong việc mở rộng cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng vận tải như hàng không và hàng hải, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và nuôi dưỡng nguồn nhân lực để Busan có thể dẫn đầu trong lĩnh vực logistics toàn cầu và tiến lên như một trung tâm hậu cần quốc tế.  

Ông Won Hee-ryong, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc.

Ông Won Hee-ryong, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc.

Đặc biệt, chia sẻ về tác động của Covid-19 đến vận tải và chuỗi cung ứng toàn cầu, ông James Jeon, Chuyên gia về kinh tế số của OECD tại Hàn Quốc (BIAC) cho biết, hiện tại số hoá trong thương mại quốc tế và chuỗi cung thì có 3 giai đoạn vi tính hoá, số hoá và chuyển đổi số.

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn và rộng tới cung - cầu thương mại quốc tế gắn liền với dịch chuyển trong thương mại và giá trị. khuyến cáo từ mô hình thương mại toàn cầu của OECD nhấn mạnh Chính phủ cần làm việc cùng với doanh nghiệp để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với đại dịch tốt hơn và có những hành động để đảm bảo nguồn cung, trong đó có ưu tiên hàng hoá thiết yếu và đơn giản hoá thủ tục. Thúc đẩy đầu tư hợp tác và mở rộng các thủ tục cấp phép đầu tư để khuyến khích sản xuất.

Đại hội FIATA là sự kiện logistics quốc tế lớn nhất được tổ chức kể từ năm 1925 nhằm cải thiện các chính sách và hệ thống trong lĩnh vực logistics và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Theo quyết định của FIATA tại FWC 2017 tại Malaysia thì FWC 2020 được chọn tổ chức tại Hàn Quốc, nhưng đã bị hoãn lại hai năm do đại dịch COVID-19 và phải đến năm 2022 mới thực hiện được.

Họp báo FWC sau phiên toàn thể.

Họp báo FWC sau phiên toàn thể.

Chia sẻ thêm với báo chí tại cuộc họp báo diễn ra ngay sau phiên toàn thể, ông Kim Byung-jin hy vọng rằng đại hội FWC lần này sẽ không chỉ là một cuộc họp, mà là một nơi có thể giúp ích thiết thực cho ngành logistics thông qua nhiều phiên họp khác nhau. Hàn Quốc, đặc biệt là Busan, được kỳ vọng là cơ hội để phát triển như một trung tâm logistics ở Đông Bắc Á.

Trong khi đó, Chủ tịch FIATA Ivan Petrov cho biết, Đại hội FIATA tổ chức tại Hàn Quốc lần trước vào năm 1995 tại Seoul, việc được tổ chức hai lần tại một quốc gia cho thấy tiềm năng logistics của Hàn Quốc là rất lớn. Đặc biệt, Hàn Quốc là quốc gia sử dụng vận đơn ghép nhiều nhất và sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong loại vận đơn điện tử không cần giấy tờ FIATA (eFBL).

Có thể bạn quan tâm

  • FWC 2022: Hãng tàu “lấn sân” mở chuỗi "đe doạ" các doanh nghiệp logistics

    04:00, 14/09/2022

  • FWC 2022: VLA tham gia đấu thầu giành quyền đăng cai FIATA WORLD 2025

    14:29, 12/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
FWC 2022: Logistics không biên giới vì một thế giới số và phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO