Gác tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc: Philippines đang bị "dắt mũi"?

LAM SONG 29/09/2020 14:31

Tổng thống Duterte đã tạm gác Phán quyết Biển Đông với hy vọng nhận được nhiều vốn đầu tư và cho vay từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh mới chỉ hiện thực hóa một phần rất nhỏ lời hứa của mình.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chụp ảnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm ngoái. Ảnh: AP

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chụp ảnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 4/2019. Ảnh: AP

Phát biểu tại một hội thảo quan hệ song phương mới đây, ông Hoàng Khê Liên - Đại sứ Trung Quốc tại Manila cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đạt được đồng thuận về việc "gạt tranh chấp trên biển sang một bên, quản lý tình hình thông qua tham vấn song phương và tăng cường đối thoại, hợp tác".

Theo tuyên bố của vị Đại sứ này, quan điểm của Trung Quốc về cái gọi là phán quyết trọng tài luôn rất rõ: "Chúng tôi không chấp nhận và không công nhận cái gọi là phán quyết này. Hai lãnh đạo của chúng ta đã nhất trí rằng nên khép lại chương cũ và gác lại bất đồng”.

Phán quyết hồi tháng 7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông thông qua cái gọi là "đường 9 đoạn". Tòa kết luận rằng Trung Quốc không có "quyền lịch sử" ở biển Đông và không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là "đường 9 đoạn".

Chính quyền Bắc Kinh đã tiếp tục phớt lờ phán quyết trong bối cảnh ông Duterte tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với nền kinh tế thứ hai thế giới về các dự án cơ sở hạ tầng Philippines. Gần đây, ông Duterte cũng bày tỏ kỳ vọng tiếp cận được vắc-xin Covid-19 mà Trung Quốc đang phát triển.

Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, vấn đề Biển Đông chỉ là một phần nhỏ trong quan hệ Trung Quốc – Philippines. Số hợp đồng mới của Trung Quốc với các dự án ở Philippines đã tăng 26,5% trong nửa đầu năm, bất chấp đại dịch Covid-19, là bằng chứng cho thấy mối quan hệ mang lại lợi ích cho hai bên.

Về phía Philippines, phát ngôn viên phủ tổng thống Harry Roque cho biết một thỏa thuận đã được thực hiện để "xúc tiến các vấn đề có thể thực hiện, gồm thương mại và đầu tư" vì hai bên "không thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài từ lâu".

Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc bay gần bãi cạn Scarborough có tranh chấp với Philippines

Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc bay gần bãi cạn Scarborough có tranh chấp với Philippines.

Trong khi đó, Harry Roque - phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines, nói rằng một thỏa thuận đã được thực hiện để "xúc tiến các vấn đề có thể thực hiện, gồm thương mại và đầu tư" vì hai bên "không thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài từ lâu".

Động thái của Philippines đang khiến cho các nỗ lực của ASEAN về vấn đề Biển Đông trở nên khó khăn, do nếu Bộ Quy tắc ứng xử ASEAN không có phán quyết của PCA, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng điểm này để đưa ra những tuyên bố bành trướng hơn.

Bình luận về vấn đề này, một cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines lên án lập trường của Tổng thống Rodrigo Duterte với Trung Quốc, đồng thời kêu gọi nhà lãnh đạo “thân Bắc Kinh” quyết tâm bảo vệ Phán quyết Biển Đông.

Trong một cuộc phỏng vấn với This Week in Asia, vị thẩm phán đã nghỉ hưu Antonio Carpio nói rằng ông Duterte đã “bị dắt mũi khi bỏ qua Phán quyết mà không được bảo đảm gì”.

 "Với đại dịch và sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc, không thể mong đợi gì hơn nữa. Không có du khách Trung Quốc vì đại dịch. Hộ chiếu của công nhân làm việc tại các sòng bạc ở Philippines đang bị chính phủ Trung Quốc hủy bỏ. Duterte không thể mong đợi gì hơn từ Trung Quốc". - cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines nhận định.

Carpio kêu gọi Tổng thống "khẳng định phán quyết trên tất cả các mặt" vì nó "vẫn có giá trị và có thể thực thi". Ông cũng cảnh báo Philippines nên "nhấn mạnh" rằng phán quyết phải được đưa vào Bộ Quy tắc ứng xử do ASEAN soạn thảo. "Nếu không, Trung Quốc sẽ dùng bộ quy tắc để chống lại chúng ta", Carpio cho hay.

Theo ông Carpio, Tổng thống Philippines phải khẳng định rõ lập trường về vấn đề Biển Đông. Một lần nữa nhấn mạnh phán quyết của Tòa án Trọng tài năm 2016 và kêu gọi Trung Quốc thực thi.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông: Lan toả sức mạnh chính nghĩa!

    05:01, 23/09/2020

  • Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông: Trung Quốc ngày càng bất lợi!

    05:30, 21/09/2020

  • Trung Quốc nên từ bỏ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông

    05:00, 21/09/2020

  • Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông ngày càng "gay cấn"

    07:03, 20/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gác tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc: Philippines đang bị "dắt mũi"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO